Mẹo chữa dứt điểm trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là một hiện tượng thường thấy ở bé. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và ít nhiều khiến bé không thoải mái. Cùng Care With Love tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Hiện tượng trẻ sơ sinh nấc cụt do sự co thắt không kiểm soát và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là thanh môn đột ngột đóng lại tạo ra âm thanh đặc trưng của hiện tượng nấc.
Tần số dao động của hiện tượng nấc cụt khoảng 4-60 lần/ phút.
Thực tế hiện tượng nấc cụt không ảnh hưởng quá nhiều đến trẻ.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ sữa
Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc là điều mà nhiều mẹ sữa thắc mắc. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng bé sơ sinh hay bị nấc cụt. Nguyên nhân khiến em bé sơ sinh bị nấc gồm:
– Trẻ nuốt nhiều không khí khi bú: khi bé nuốt quá nhiều không khí lúc bú, đặc biệt là bé bú bình hoặc bú quá no gây ra tình trạng này. Trẻ bú bình không đúng cách khiến lượng nhiều không khí đưa vào dạ dày trẻ, vượt quá mức chịu đựng của dạ dày. Tiếp đến, cơ hoành sẽ bị kích thích và co thắt, tạo thành tiếng nấc đặc trưng.
– Trẻ bú sữa quá nhanh hoặc sau khi bé khóc mẹ liền cho bú sữa, gây nghẹt thở dẫn đến việc em bé sơ sinh bị nấc cụt.
– Trào ngược dạ dày: lượng axit tiêu hóa thức ăn trong dạ dày trào ngược vào thực quản dẫn đến hiện tượng em bé bị nấc cụt. Nguyên nhân bởi cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện.
– Nhiệt độ môi trường thay đổi: sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến luồng khí lạnh đi trực tiếp vào phổi bé, tạo ra tiếng nấc cụt.
Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt có sao không
Hiện tượng nấc cụt gây ra những khó chịu cho người lớn. Chúng ta thường nghĩ bé sẽ cảm thấy khó chịu bị nấc. Tuy nhiên các triệu chứng nấc cụt ở trẻ không làm bé quá khó chịu, không ảnh hưởng đến đường thở của trẻ. Thậm chí bé có thể nấc cụt từ khi nằm trong bụng mẹ, lúc ngủ.
Thời gian nấc cụt ở trẻ thường kéo dài khoảng 10 phút. Trong trường hợp bé nấc cụt liên tục quá 48 giờ, có biểu hiện khó chịu, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra. Đây có thể là nấc cụt do tác động bên ngoài hoặc bệnh lý khác.
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thường xuất hiện với bé dưới 12 tháng tuổi. Khi bé lớn hơn, hiện tượng này không còn xuất hiện nhiều.
Cách chữa trị trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt
Để hạn chế tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú nhiều lần với lượng vừa phải. Không chờ bé quá đói mới được bú sữa hoặc để bé bú quá no. Sau khi bé bú, mẹ cần bế trẻ với tư thế nâng đầu lên cao khoảng 10 phút. Phương pháp này giúp hạn chế tình trạng nấc cụt và trớ sữa ở trẻ.
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao? Mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề này. Một vài mẹo chữa nấc cụt ở trẻ mà mẹ có thể tham khảo như:
– Để bé tự hết nấc: nấc cụt là hiện tượng bình thường. Do đó cơ thể bé có thể tự điều chỉnh để chấm dứt trình trạng này.
– Dùng ngón tay nhét vào lỗ tai bé khoảng nửa phút hoặc dùng ngón tay bóp nhẹ 2 cánh mũi bé, đồng thời giữ miệng bé khép lại trong 2-3 giây. Lặp lại 15-20 lần, khoảng cách giữa mỗi lần khoảng 3 giây.
– Nếu bé bú bình, cần chọn núm vú vừa với cơ miệng bé để tránh làm trẻ nuốt quá nhiều không khí khi bú sữa.
– Thay đổi tư thế bé bú sữa: mẹ nên nâng đầu trẻ khi bé bú, đổi tay hoặc thay đổi cách bế bé bú sữa để giảm thiểu không khí vào miệng và dạ dày bé. Sau khi bú, vỗ nhẹ lưng trẻ để bé ợ hơi. Khi ợ hơi ra được bé sẽ hết nấc và trớ sữa.
– Nếu bé đã có thể uống nước, bố mẹ có thể cho bé uống từng hớp nước nhỏ, khoảng 2,5 ml để dứt cơn nấc.
– Nếu bé đang trong giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể thêm ít đường vào lưỡi bé nhằm ngăn chặn tình trạng co thắt cơ hoành.
Trên đây là những thông tin hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt mà Care With Love đã tổng hợp. Hy vọng bài viết có thể giúp mẹ an tâm và chăm sóc con yêu tốt hơn.
Tham khảo thêm: Bé không chịu bú bình, phải làm sao?