Hội chứng “Baby Blues” sau khi sinh
Đa số các bà mẹ mang thai lần đầu, trong tuần đầu sinh xong trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi lớn, khiến các mẹ có tâm trạng bất thường. Hội chứng này gọi là baby blues. Vậy hội biểu hiện là gì? Có cần phải chữa trị không? Tất cả sẽ được nói rõ trong bài viết này.
Hội chứng Baby Blues là gì?
Trong tuần đầu sau sinh, cơ thể người mẹ có một sự thay đổi lớn nội tiết tố cùng với những cảm xúc vui buồn đan xen khiến người mẹ thường xuyên thay đổi tâm trạng một cách bất thường mà không có lý do cụ thể, gọi là Hội chứng baby blues, các biểu hiện như:
- Tình cảm, cảm xúc thay đổi thất thường
- Khóc không có lý do
- Cảm thấy khó chịu hoặc rất nhạy cảm
- Cảm giác chán nản, lo lắng, bồn chồn…
- Khó ngủ
Có tới khoảng 80% các bà mẹ mới sinh mắc phải hội chứng này, vậy nên các mẹ hãy tìm hiểu xem nguyên nhân của hội chứng baby blues này là gì nhé!
- Thay đổi hormone: sau khi sinh 3-4 ngày, lượng hormone giảm xuống và bắt đầu tiết sữa, sữa mẹ về khiến ngực của sản phụ có thể bị căng tức và các mẹ có thể cảm thấy kiệt sức.
- Yếu tố tâm lý: thắc mắc liệu con mình có khỏe mạnh không, cảm giác không an toàn, cảm thấy mình vụng về và sự lo lắng khi đối mặt với vai trò mới, cuộc sống mới với những trách nhiệm mới có thể khiến sản phụ cảm thấy mình không đảm đương được.
Hội chứng Baby Blues có cần điều trị không?
Hội chứng baby blue không phải là bệnh nên không cần điều trị. Các mẹ mới sinh chỉ cần nghỉ ngơi thật nhiều và giữ tâm trạng luôn thư giãn cùng với sự hỗ trợ từ gia đình, người thân thì sau khoảng 2 tuần hội chứng này sẽ kết thúc.
Lời khuyên cho gia đình, người thân: hãy quan sát những cảm xúc của sản phụ, lắng nghe, chia sẻ và khích lệ rằng sản phụ đã làm rất tốt, mọi người luôn bên cạnh và sẽ không có chuyện gì xảy ra cả. Đồng thời giúp đỡ sản phụ công việc nhà hay trông coi em bé, để sản phụ được nghỉ ngơi nhiều nhất.
Tuy nhiên, nếu hội chứng lại kéo dài trên 14 ngày hoặc ở sản phụ xuất hiện thêm một số biểu hiện như chán ăn, mất ngủ, khó chịu dẫn đến tức giận, mệt mỏi, ăn không ngon, cảm giác tội lỗi, xấu hổ, cảm giác bi quan về tương lai, có khoảng cách với người thân, không muốn chăm sóc con và sợ có thể làm tổn hại đến em bé… không có khả năng chăm sóc em bé hay chăm sóc bản thân, thì đó có thể là một tình trạng nghiêm trọng hơn – chứng trầm cảm sau sinh.
Đây lại là bệnh và cần được điều trị nên các mẹ phải đến bác sĩ để được kiểm tra và trị liệu. Nếu không được điều trị sớm, chứng trầm cảm này có thể kéo dài đến một năm hoặc lâu hơn và trở thành chứng rối loạn trầm cảm kinh niê, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân mẹ cùng với bé và gia đình.
Để tránh được chứng trầm cảm này, trước hết các mẹ cũng cần tránh được hội chứng baby blues và cách tốt nhất đó là tự chăm sóc bản thân mình:
- Chia sẻ với người thân hay người mà bạn tin tưởng về những cảm xúc gặp phải
- Tham gia kết bạn với những bà mẹ khác hay những nhóm/hội có cùng sự quan tâm, sở thích để cải thiện tâm trạng.
- Chế độ ăn uống hợp lý, tránh xa rượu bia và các chất kích thích, ưu tiên những thực phẩm chứa sữa, cá, các loại hải sản, rau củ và trái cây…
- Chuẩn bị ít tạp chí, sách báo hay âm nhạc để đọc, nghe và thư giãn khi căng thẳng.
- Có thể đi ra ngoài để thay đổi không khí và cảm nhận cuộc sống mới mẻ bên ngoài.
Nếu được, các mẹ hãy chia sẻ với Care with Love về những cảm giác hay lo lắng của mình nhé, để được đội ngũ chuyên viên tư vấn, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà, bằng các động tác massage hay những bài trị liệu nhằm giúp cho các mẹ được thư giãn, thoải mái, giữ tinh thần cân bằng và trạng thái ổn định để sẵn sàng đảm nhận tốt vai trò làm mẹ cao cả của người phụ nữ.