Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách không chỉ dừng lại ở cách cho bé bú, massage cho bé, vệ sinh rốn, tắm cho bé sơ sinh,… mà vấn đề đáng được các bà mẹ quan tâm là làm sao để hiểu và nhận biết đúng các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh? Thực tế cho thấy một vấn đề thường xảy ra với trẻ sơ sinh trong tuần tuổi đầu tiên là bệnh vàng da. Nếu không có kinh nghiệm và kiến thức chăm sóc con nhỏ, bạn sẽ không thể phân biệt được đâu là vàng da bệnh lý và đâu là vàng da sinh lý.
Bệnh vàng da và những dấu hiệu nhận biết
Khi đã làm mẹ, bạn cần cập nhật rất nhiều kiến thức về chăm sóc con nhỏ, đặc biệt mẹ phải hiểu được các bệnh thường xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để có thể kịp thời xử lý tình huống. Nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bé sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con nhỏ.
Theo thống kê của các bác sĩ chuyên khoa Nhi, ở trẻ sơ sinh, có khoảng 20% – 30% trẻ bị bệnh vàng da sau khi sinh. Trong tuần tuổi đầu tiên thì hồng cầu thai nhi vỡ, sinh ra sắc tố vàng làm trẻ bị bệnh vàng da. Nhiều trường hợp sẽ tự hết sau một tuần mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đó là vàng da sinh lý.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị vàng da sinh lý là xuất hiện vàng da sau 1 – 2 ngày tuổi. Sau một tuần thì bệnh sẽ tự động hết mà không cần điều trị. Với trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, vàng da sinh lý có thể kéo dài 2 tuần mới hết. Thông thường, trẻ bị vàng da sinh lý đơn thuần sẽ vẫn ăn ngủ tốt và không có dấu hiệu bất thường nào khác ngoài các vùng mặt, cổ, ngực, bụng bị vàng da nhẹ, có trường hợp phải nhấn nhẹ tay xuống da mới thấy. Trường hợp này bạn đừng quá lo lắng, có thể điều trị ngay tại nhà bằng cách tắm cho bé đúng cách, kết hợp tắm nắng mỗi ngày, giữ da bé luôn sạch sẽ và cho bé bú nhiều lần trong ngày bệnh vàng da sẽ tự hết.
Trường hợp da bé có màu vàng sậm, lan xuống tay, chân kèm các triệu chứng bỏ bú và kéo dài hơn 10 ngày thì bé có nguy cơ bị vàng da bệnh lý. Lúc này, mẹ cần đưa bé đến ngay các bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tình trạng để bệnh trở nặng, biến chứng thành nhiễm độc thần kinh.rất khó điều trị. Với vàng da bệnh lý, tỷ lệ trẻ sinh non, thiếu tháng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ sinh đủ tháng.
Theo các bác sĩ, hiện có nhiều bà mẹ dùng các bài thuốc truyền miệng để tắm cho bé để chữa bệnh vàng da nhưng chính cách chăm sóc trẻ thiếu khoa học có thể khiến bệnh vàng da không hết, bé còn bị dị ứng, mẫn đỏ bởi các loại bài thuốc phản khoa học. Ngoài ra, bạn cũng không nên chủ quan khi thấy trẻ bị vàng da. Không ít phụ huynh nhầm lẫn, có kiến thức sai lệch về vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý nên không đưa bé đi khám.
Khi trẻ bỏ bú, vàng da nặng lâu ngày không hết, mẹ mới hốt hoảng đưa bé đến bệnh viện thì lúc này, bệnh đã tiến triển theo chiều hướng xấu rất khó điều trị.
Nhìn chung, việc phát hiện các dầu hiệu vàng da sớm ở trẻ sơ sinh sẽ giúp hạn chế nhiều biến chứng của bệnh. Vì vậy bạn cần theo dõi vàng da hằng ngày khi trẻ vừa sinh ra và chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khiến mẹ không an tâm hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và thăm khám.
Các mẹ có thể tham khảo các dịch vụ chăm sóc bé tại nhà của Care With Love