Chườm nóng có tác dụng gì đối với vòng eo của mẹ bỉm?

Những năm gần đây, sử dụng túi chườm nóng đã trở thành trào lưu, đặc biệt là một trong những vật dụng không thể thiếu với phụ nữ. Chị em thường dùng túi chườm nóng với nhiều mục đích như làm ấm, giảm mỡ, giảm đau bụng. Vậy thực sự chườm nóng có tác dụng gì mà lại được nhiều người ưa dùng như thế? Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu về công dụng và cách sử dụng túi chườm hiệu quả nhé!

Chườm nóng có tác dụng gì?

Nhiều mẹ bỉm vẫn còn nhiều băn khoăn liệu chườm nóng có tác dụng gì? Sau đây là những công dụng hữu ích mà phương pháp chườm nóng có thể giúp bạn:

Chườm nóng giúp giảm đau và nhanh lành vết thương

Chườm nóng giúp làm giảm đau nhanh chóng và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh hơn. Các bác sĩ cho biết, phương pháp chườm nóng có thể giảm đau và giảm sưng viêm, làm lành vết thương trong các trường hợp sau:

Sung huyết cục bộ, chườm nóng cải thiện chức năng tăng tuần hoàn tại chỗ, giúp vết thương mau lành hơn vì được tăng lượng bơm máu.

Chườm nóng giúp giảm đau nhức khớp do làm giãn mạch máu và các cơ, dây chằng, kích thích thần kinh hiệu quả.

Làm ấm cơ thể bằng cách chườm ấm trong những ngày lạnh sẽ phòng tránh được các bệnh cảm mạo và giúp cơ thể nhanh phục hồi.

Chườm nóng được áp dụng vào trị liệu tại spa
Chườm nóng được áp dụng vào trị liệu tại spa

Chườm nóng hỗ trợ chữa một số bệnh

Chườm nóng giúp tạo nhiệt trên bề mặt da, sức nóng này sẽ thẩm thấu vào bên trong và có thể hỗ trợ điều trị một số triệu chứng như:

  • Đau dạ dày, đau gan thận hoặc xương khớp.
  • Đau bụng kinh
  • Bệnh nhân bị viêm thanh quản, viêm phế quản mãn tính
  • Giữ ấm cho trẻ sơ sinh còn non yếu hoặc làm ấm cơ thể cho người cao tuổi.
  • Giữ ấm cho phụ nữ sau khi sinh
  • Giảm đau nhức lưng, vùng mông, đùi do ngồi lâu mà không vận động.
  • Chữa đau đầu nhờ sự thúc đẩy máu não lưu thông. Ngoài ra, chườm nóng phần đầu còn giúp chống ù tai do thiếu máu cục bộ, nhức mỏi, cơ cứng cổ. 
  • Đặt túi chườm nóng ở cột sống giúp giảm đau cơ rút và phòng bệnh cột sống.
Chườm nóng thường xuyên giúp bạn có vóc dáng hoàn hảo
Chườm nóng thường xuyên giúp bạn có vóc dáng hoàn hảo

Những điều cần biết về chườm nóng

Bên cạnh thắc mắc chườm nóng có tác dụng gì, chắc hẳn bạn cũng rất muốn biết về những lưu ý khi thực hiện đúng không. Sau đây là những điều cần thiết bạn nên tham khảo trước khi áp dụng chườm nóng nhé!

Các hình thức chườm nóng trị liệu phổ biến

Chườm nóng có 2 loại cơ bản là chườm nóng khô và chườm nóng khi ướt.

Với cách chườm nóng khô, bạn dùng các vật nóng như khăn, túi vải nóng, túi sưởi để đặt lên vị trí cần chườm. Tuy nhiên phương pháp này chỉ tạo sức nóng tạm thời chứ không thẩm thấu quá sâu.

Chườm nóng ướt là thấm nước nóng và bạn có thể áp dụng kết hợp với nước đun thảo dược. Thông qua cách làm này, chất thuốc từ thảo dược sẽ dễ dàng thấm vào bên trong cơ thể và phát huy tác dụng.

Lưu ý

Nhìn chung, so với cách chườm nóng khô thì chườm ướt sẽ tốt hơn, nhưng lại khá phức tạp và đòi hỏi nhiều công đoạn.

Chườm nóng ướt nhiều sẽ khiến chân lông dãn nở ra to hơn, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn, gây nhiễm trùng nơi chườm nóng nếu bạn không biết cách vệ sinh cẩn thận.

Quá trình chườm nóng chỉ nên kéo dài từ 20-30 phút, nên cách nhau khoảng 3 giờ giữa mỗi lần thực hiện.

Một số phương pháp chữa bệnh bằng chườm nóng

Dựa theo một số tính chất và cách thực hiện mà ta có thể phân loại các phương pháp chườm nóng, gồm chườm nóng trực tiếp và chườm nóng gián tiếp.

Chườm trực tiếp

Với phương thức này, cách chườm nóng sẽ được tiếp xúc trực tiếp với da bạn. Bạn chỉ cần dùng nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn sau khi hơ nóng, sau nóng và chườm trực tiếp lên vùng da cần trị liệu. Nguyên liệu thực hiện khá đa dạng như các đá đun nóng, dụng cụ thủy tinh làm nóng bằng cách đun nước sôi.

Chườm gián tiếp

So với cách chườm trực tiếp thì chườm gián tiếp cực kỳ tốt trong quá trình giảm mỡ.  Bạn hãy đắp nguyên liệu nóng lên da. thông qua một lớp vải hay một lớp dược liệu. Thông thường bạn có thể sử dụng dược liệu để làm dẫn chất giúp thuốc thấm vào da hiệu quả hơn và chữa bệnh tốt hơn.

Chườm nóng giúp giảm đau bụng và giảm mỡ bụng sau sinh
Chườm nóng giúp giảm đau bụng và giảm mỡ bụng sau sinh

Sử dụng nguyên liệu chườm nóng như thế nào?

Sau đây là một số lựa chọn tuyệt vời để mẹ áp dụng biện pháp chườm nóng:

Chườm nóng bằng lá thuốc

Tùy vào tình trạng bệnh mỗi người mà bạn có thể sử dụng những bài lá thuốc khác nhau. Các bước thực hiện gồm: làm nóng hoặc sao đều lá thuốc. Tiếp đến là cho vào túi vải, đắp lên vùng bị chấn thương hoặc vùng cần điều trị.

Chườm bằng tro

Chườm nóng bằng tro nghe có vẻ khá lạ lẫm nhưng đây lại là bài thuốc phổ biến trong dân gian. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy tro trong bếp. Sau đó bỏ hết vào túi rồi đắp lên vùng cần chườm. Chườm nóng bằng tro phù hợp cho trường hợp đau bụng, đau ngực.

Chườm bằng gừng

Gừng đã trở nên quá quen thuộc trong sinh hoạt và bài thuốc đông y. Gừng có vị cay, tính nóng, ăn mỗi ngày giúp chữa bệnh dạ dày, khó tiêu. Củ gừng còn rất tốt để điều trị cảm lạnh. Bạn giã nát củ gừng rồi làm nóng và đắp lên bụng sẽ khai thông khí huyết, tốt cho phụ nữ sau sinh.

Chườm bằng củ hành

Cách chườm nóng bằng củ hành cũng không quá khó khăn. Bạn chỉ cần bóc vỏ củ hành rồi giã nhuyễn hoặc thái thành hình dẹt để đắp lên vị trí bị đau (không dùng cho vết thương hở). Sau khi đắp lên thì dùng vật nóng chườm vào để tăng phần hiệu quả.

Chườm nóng với muối sao giảm mỡ bụng
Chườm nóng với muối sao giảm mỡ bụng

Chườm muối

Bạn lấy một nắm muối rồi sao nóng vừa dùng, khi muối vàng đều thì cho vào túi vải. Sau đó đắp trực tiếp lên vùng đau nhức. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trộn muối với một số loại thuốc bột khác, tùy vào từng dược liệu mà công dụng sẽ khác nhau.

Chườm rượu

Đun nóng rượu hoặc chưng hấp rượu và áp dụng cách chườm nóng với rượu sẽ tăng nhiệt độ lên, thích hợp giảm đau nhanh chóng. Bạn lấy phần rượu đun cho vào khăn vải và chườm lên da sẽ giúp tiêu khí uất, tiêu  sưng.

Chườm bằng nước

Bạn có thể cho nước nhiệt độ vừa phải vào chai lọ thủy tinh sau đó chườm lên vị trí bị đau. Áp dụng cách thức này phù hợp cho người bị đau sưng, cần thông huyết mạch. Chườm bằng nước cũng là cách đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.

Chườm nóng bụng có tốt không?

Sau khi sinh, phần da bụng ở phụ nữ có tình trạng bị căng và chảy xệ nhanh chóng. Từ đó khiến độ đàn hồi da kém đi và bị rạn da. Bản chất của quá trình rạn da là do lớp mô dưới bị rạch hoặc tạo thành sẹo. Vết rạn ban đầu có thể là màu đỏ, sau đó nhạt dần và tệp với màu da nên sẽ khó thấy.

Vết rạn da khó có thể biến mất dù bạn có tập luyện cơ bụng đi nữa. Một số người cảm nhận vết rạn thu nhỏ lại và mờ hơn nhưng khó có thể biến mất một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng phương pháp chườm nóng bụng sau khi sinh sẽ cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt khi kết hợp kem dưỡng và massage sẽ giúp làm mờ vết rạn nhanh chóng.

Thực hiện chườm nóng sau sinh lúc nào là hợp lý?

Nếu mẹ muốn chườm nóng với thảo dược như nịt quế, quấn nóng…thì nên thực hiện ở tuần 6 sau khi sinh, không nên quá nôn nóng. Cách biên pháp chườm nóng với thảo dược cũng cho kết quả tốt nhưng cần kiên trì thực hiện đều đặn, không nên quá nôn nóng. Vì bản chất của sử dụng lá thuốc đông y là kéo dài, khó có thể đạt kết quả cao ngay lập tức.

Ngoài ra, rất khó để xác định cụ thể mốc thời gian để mẹ lấy lại vóc dáng như trước khi sinh. Điều đó phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi ngày, kèm theo một chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.

Kết hợp chườm nóng với một số loại thảo dược để đánh tan mỡ bụng sau sinh
Kết hợp chườm nóng với một số loại thảo dược để đánh tan mỡ bụng sau sinh

Lưu ý khi chườm nóng bụng

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại muối và thảo dược giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Đặc biệt là giúp vòng 2 săn chắc, loại bỏ mỡ thừa đáng kể. Phương pháp chườm muối rang nóng, massage bụng đều có tác dụng chính là thu gọn vòng eo sau sinh. Khi kết hợp cả 3 phương pháp này sẽ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý một số điểm khi chườm nóng với muối, bao gồm:

Mẹ nên chọn muối sạch để đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng kích ứng da.

Hiện tượng đau rát có thể xuất hiện khi muối xát vào vùng vết thương hở. Đặc biệt mẹ bỉm sinh mổ, vết mổ chưa lành sẽ càng đau hơn và có thể gây nhiễm trùng. Tốt nhất bạn nên đợi vết thương lành hẳn rồi mới áp dụng chườm nóng.

Không chườm nóng quá lâu vì sẽ gây bỏng da. Mẹ nên mặc quần lót hoặc quấn quanh bụng một lớp khăn bông để tránh túi chườm tiếp xúc trực tiếp với da.

Lời kết

Ngoài biện pháp chườm muối, massage bụng, mẹ đừng quên tập luyện thể dục và ăn uống khoa học nhé. Các bữa ăn nên có nhiều rau, giảm béo, hạn chế đường và nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây. Đây là những bí quyết tuyệt vời giúp mẹ giảm cân mà vẫn giữ được sức khỏe tốt. Với chế độ ăn uống hợp lý, mẹ sẽ có nguồn sữa dồi dào cho con, cho bé bú thường xuyên cũng là cách thu gọn vòng 2 hiệu quả nhất.

Hy vọng những giải đáp trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về thắc mắc chườm nóng có tác dụng gì. Chúc mẹ thực hiện thành công và có nhiều sức khỏe, nhanh chóng lấy lại vóc dáng như ý muốn.