Chăm sóc ngực sau sinh

Care With Lovesau khi sinh bầu ngực của các bà mẹ đã sang giai đoạn khác, ngực mềm, chảy xệ ít người giữ được bầu ngực rắn chắc thời con gái.
carewithlove-chamsocngucsausinh
Không những thế, những bà mẹ trẻ có quá nhiều sữa, vòng 1 phát triển lớn gây ra tình trạng rạn da ngực, rạn da ở vùng này thì cơ hội phục hồi rất khó khăn. Nhiều chị em vô cùng bối rối với những sự thay đổi của cơ thể. Nhiều người kiên quyết không cho con bú. Người thì trầm cảm sau sinh…Vậy đâu là cách chăm sóc sau sinh hiệu quả cho mẹ bé?

Bạn đã thật sự hiểu bộ ngực của mình chưa?

Tùy theo từng người mà có nhiều kiểu núm vú khác nhau (núm vú to, nhỏ, phẳng, dài hay bị lõm vào trong). Tuy nhiên dù núm vú của bạn thuộc loại nào thì điều đó cũng không ảnh hưởng nhiều tới việc cho bé bú.

Bạn có thể tự xác định núm vú của mình thuộc loại nào, bằng cách dùng tay ấn núm vú vào trong khoảng 3 cm. Núm vú bình thường sẽ vươn thẳng ra ngoài, còn núm vú lõm sẽ co vào trong.

Khi sinh xong em bé bầu ngực của bạn phát triển lớn do chùm tuyến sữa chứa đầy “thực phẩm” nuôi con nhỏ. Khi dứt cho bú, chùm tuyến sữa bị rỗng và theo thời gian teo nhỏ lại. Ngoài ra, do sức mút của em bé, lực hút của trái đất khiến chúng bị sệ xuống và biến dạng thành “mướp”. 

 

Chọn áo ngực sau sinh

Khi chọn mua áo ngực cho con bú bạn cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây:

– Sau khi sinh em bé không nên vì sợ bị “chảy” ngực sau khi cho con bú mà chọn loại áo quá ôm sát. Áo ngực quá chật có thể dẫn đến việc tắc tia sữa, gây nên sốt và phải đến bệnh viện thông tắc rất đau đớn.

– Bạn có thể chọn áo có gọng để việc nâng đỡ ngực được tốt hơn. Nhưng phải thử áo cẩn thận, để đảm bảo phần gọng không bị co lên trong các hoạt động hàng ngày và khi bạn cho con bú. Gọng tì vào ngực cũng sẽ không tốt cho sự lưu thông của các tia sữa. Và sau sinh tuyệt đối không mặc áo ngực có gọng khi đi ngủ.

– Bạn nên chọn mua loại áo ngực cho con bú chuyên biệt được làm từ chất liệu vải thoáng mát, thấm mồ hôi, tốt nhất là chọn loại áo ngực với chất liệu cotton. Việc này rất quan trọng, vì trong quãng thời gian cho con bú, sữa sẽ liên tục tiết ra từ bầu ngực, nếu áo ngực có chất liệu quá bí sẽ không thể “giải thoát” mồ hôi, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn dễ dàng phát triển dẫn đến viêm nhiễm.

– Khi đo vòng ngực để chọn mua áo, nhớ cộng thêm 2 – 3cm vì khi không cho con bú, bạn không chỉ mặc đơn giản một chiếc áo ngực là xong, bạn sẽ phải cần đến miếng lót đặt bên trong chiếc áo ngực để thấm sữa tiết ra.

– Cuối cùng, cho dù bạn mới sinh và đang cho con bú, bạn vẫn có quyền làm đẹp. Vì thế đừng chỉ chăm chăm chọn những loại áo trông như áo ngực dành cho phụ nữ lớn tuổi, có rất nhiều loại áo ngực “chuyên dụng” cho việc cho con bú nhưng được thiết kế để tạo khuôn ngực đẹp, rất tiện để bạn diện bất kỳ trang phục nào mà không lo vòng một bị xấu.

carewithlove-chonaongucsausinh

Chăm sóc “nhũ hoa” sau sinh

Vài ngày đầu sau khi đẻ bé, ngực của bạn có vẻ không to hơn lúc mang thai – nhưng thật sự là ngực đang to lên. Đừng nghĩ rằng ngực bạn sẽ giữ nguyên trạng như lúc này. Khi bạn bắt đầu có sữa sau khi sinh 3 hoặc 4 ngày, ngực bạn sẽ từ từ to ra vì chứa đầy chất lỏng và căng ra gấp 3 lần kích cỡ cũ. (Điều này có thể là một cú sốc cho chồng bạn, người không bao giờ tưởng tưởng bộ ngực mềm mại của bạn có thể trở nên to cứng như 2 trái bóng). May mắn là sự căng cứng này sẽ chỉ kéo dài trong vài ngày đến một tuần và có thể làm giảm bớt bằng cách lau khăn ấm trước khi cho bé bú, sau đó lau lại bằng khăn lạnh và mát xa bầu ngực nhẹ nhàng. Bé sẽ cố hết sức để bú sữa và cơ thể của bạn sẽ tự điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của bé.

goimassagethongtuyensuacwl

Nếu bạn tiết sữa nhiều hơn nhu cầu của bé, có thể bạn sẽ tiết sữa nhiều hơn nữa và làm ngực bạn căng cứng hơn. Bạn hãy cố chịu đụng vì sự căng cứng này chỉ xảy ra trong vòng 1 tuần hoặc hơn sau khi sinh, nhưng núm vú bị nứt và đau nhức sẽ làm bạn khó chịu lâu hơn một chút, đặc biệt nếu bé thích ngậm vú mẹ. Để cảm thấy dễ chịu hơn, hãy thực hiện các phương pháp sau đây:

– Hãy để núm vú của bạn được thoáng sau khi cho bé bú.

– Sấy khô núm vú với máy sấy tóc (chọn chế độ ấm, không nóng).

– Sử dụng áo ngực để giữ cho núm vú không cọ xát với áo.

– Vắt một ít sữa và chà xát quanh núm và quầng vú sau đó để khô để chống nứt.

– Sử dụng kem có chứa lanolin (bạn có thể mua ở bệnh viện hoặc nhà thuốc) để chống nứt.

– Đặt một vài túi trà ướt lên núm vú để không bị đau nhức (trước tiên hãy pha cho mình một tách trà vì túi trà đó sẽ không sử dụng được nữa sau khi bạn đắp lên ngực).

carewithlove-chamsocnhuhoasausinh 

Sau sinh các dấu hiệu của bộ ngực cần đi khám bác sĩ

– Triệu chứng sốt hoặc cảm cúm, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vú (còn gọi là viêm vú).

– Đau ngực (đau nhiều hơn những khó chịu liên quan đến cho bú).

– Ngực lồi lõm hoặc có nếp gấp.

– Chất tiết đầu vú bất thường, hoặc chảy máu đầu vú.

– Hăm vú.

– U đỏ, đau và có cảm giác nóng khi sở vào, đó có thể là tuyến sữa bị tắc

– Tụt núm vú.

– U trên ngực.

 

Các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ nên tự hào và vui mừng vì cho con bú thực sự làm giảm nguy cơ ung thư vú của bạn. Những phụ nữ không cho con bú bao giờ có nguy cơ ung thư vú cao hơn một chút so với các bà mẹ cho con bú. Nếu bạn không có nhiều thời gian chăm sóc bầu ngực của mình, bạn có thể liên hệ với Care With Love, với các gói dịch vụ sau sinh dành cho ngực, sẽ giúp bạn có một bầu ngực khỏe và đẹp.

CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng.  Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

HOTLINE: 0909568102

ĐIỆN THOẠI: 0838352127 – EXT: 101