Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ ?
Trẻ sơ sinh rất dễ bị bệnh do các cơ quan, bộ phận chưa phát triển hoàn chỉnh, sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ sơ sinh là vấn đề rất quan trọng cần được lưu ý ngay từ những ngày đầu mới sinh. Hiểu được điều này, dịch vụ chăm sóc mẹ và bé chuyên nghiệp Care With Love ra đời, với tiêu chí chăm sóc bằng tất cả tình yêu thương, sự tận tâm chuyên nghiệp của các hộ lý, cùng những phương pháp khoa học hiệu quả, nhằm mục đích mang tới sự chăm sóc tối ưu và toàn diện nhất cho trẻ.
Gói dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh gồm các liệu pháp như cho bé bú đúng cách để hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng, chăm bé ngủ để bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn, massage giúp bé thư giãn, cách vệ sinh hay thay tã cho bé để bé luôn được sạch sẽ và thoải mái, đồng thời còn giúp bé phòng tránh được các bệnh ngoài da rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy, các bệnh ngoài da ở trẻ em đó là gì?
Hăm da bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp
Các vết hăm thường xuất hiện ở vùng da bị gấp nếp, có ngấn như ở cổ, đùi, bẹn, vùng mặc tã. Các vết hăm hình thành do da của bé bị ẩm ướt trong một thời gian dài, thiếu sự lưu thông của không khí khiến vi khuẩn trong nước tiểu phát triển trên da bé thường do chưa chăm sóc kĩ tã cho bé.
Rôm sảy bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp
Bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là vào mùa hè, do cơ thể bé ra mồ hôi nhiều, vị trí thường bị rôm sảy là ở lưng, ngực, bắp tay, bắp chân. Da bé nổi nhiều nốt đỏ nhỏ, cứng, sần sùi và gây cảm thấy ngứa ngáy. Để phòng ngừa rôm sảy, mẹ nên cho trẻ mặc những loại quần áo bằng chất liệu cotton mềm và thấm hút tốt, cho trẻ ở nơi thoáng mát, tránh nơi nóng nực, tắm rửa cho bé hằng ngày với một số mẹo dân gian như trái mướp đắng, lá chè xanh…
Thủy đậu bệnh ngoài da ở trẻ em hiếm nhất
Thủy đậu là một bệnh ngoài da ở trẻ em rất dễ lây lan, khi trẻ tiếp xúc hoặc chỉ cần ở cạnh người bị bệnh đều cũng bị lây nhiễm. Dấu hiệu chính là nổi các bóng nước trên toàn thân, trẻ có thể sốt hoặc không, mệt mỏi, biếng ăn. Trẻ nếu bị thuỷ đậu chỉ cần nghỉ ngơi trong nhà, tránh gió, uống thuốc và giữ cho các bóng nước không bị vỡ ra mà từ từ lặn dần đi. Hiện tại đã có vacxin phòng thuỷ đậu, vì vậy nên chích ngừa để trẻ được bảo vệ tốt nhất.
Bệnh chân tay miệng
Bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường tiêu hoá, ban đầu trẻ thường sốt nhẹ, ho, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng, biếng ăn, xuất hiện những vết lở, loét ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Đồng thời có thể thấy những nốt phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân…
Chàm sữa (lác sữa)
Bệnh thường gặp ở trẻ ngoài 3 tháng tuổi, bắt đầu là những mẩn đỏ rồi trở thành mụn nước li ti đỏ, sao đó vỡ ra khiến nứt da, đóng mày và tróc vảy… thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình và tay chân.
Chốc lở
Bệnh có biểu hiện là những nốt mụn đỏ, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy, thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Sau khi bong vảy thường để lại vết thâm lâu dài. Bệnh dễ lây lan sang các vùng da lành khác, nếu không để ý và chữa kịp thời có thể dẫn đến bệnh viêm cầu thận
Mụn nhọt
Là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh. Biểu hiện là các nốt sưng đỏ có thể mọc nhiều nơi trên cơ thể, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo, gây đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ.
Da của trẻ sơ sinh rất mẫn cảm nên dễ bị kích ứng, tổn thương và dẫn tới viêm da, nhiễm trùng. Để phòng tránh các bệnh ngoài da nói chung, việc đầu tiên đó là vệ sinh cơ thể bé hằng ngày, thay tã cho bé thường xuyên, luôn giữ cho da bé sạch sẽ, thoáng mát. Đặc biệt, người thân gần gũi chăm sóc bé cũng phải chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể.