Trẻ bị rôm sảy – điều gì nên và không nên làm khi chữa cho trẻ?

Trẻ bị rôm sảy luôn là nỗi lo của cha mẹ. Dù không là bệnh nguy hiểm nhưng khiến trẻ vô cùng khó chịu và nếu kéo dài có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe làn da và các hệ lụy khác. Cùng Care With Love tìm hiểu kĩ thêm nhé.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

Trị rôm sảy cho bé cần nhận ra dấu hiệu gì?

Không khó để nhận ra trẻ bị rôm sảy dựa trên những biểu hiện rất đặc trưng: nổi hột mụn li ti thành từng mảng gây đỏ trên bề mặt da và có lẫn một vài đốm mủ nước nhỏ. 

Các trẻ mắc rôm sảy thường ngứa ngáy, khó chịu và hay khóc quấy. Những vùng dễ nổi rôm bao gồm: bẹn, cổ, trán và lưng.

Trẻ bị rôm sảy

Các loại rôm sảy thường gặp gồm:

Rôm dạng tinh thể (miliaria crystalina)

Thường gặp ở những trẻ có cơ địa phản ứng chậm trong việc chảy mồ hôi. 

Trường hợp này đi kèm với sốt cao, không biểu hiện viêm và có những mảng da bong tróc khi bệnh đã khỏi.

Rôm đỏ (miliaria rubra)

Đây chính là loại rôm phát triển mạnh nhất trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.

Rôm sâu (miliaria profunda)

Khi trẻ gặp “trục trặc” về tuyến mồ hôi sẽ dẫn đến dạng rôm sâu. Phần lớn trường hợp rôm sâu là do trẻ đã bị trình trạng rôm sảy kéo dài gây tổn hại đến cấu trúc da.

>>Có thể bạn quan tâm: Hơ lá trầu không cho trẻ đúng cách

Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh không đúng cách để lại hệ lụy gì?

Phần lớn trường hợp trẻ nhỏ bị rôm sảy đều có thể tự lặn và không để lại biến chứng nguy hiểm gì. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, tình trạng rôm sảy lan thành diện rộng và kéo dài có thể khiến trẻ ngứa ngáy. 

Khi đã khó chịu, trẻ sẽ tìm cách gãi. Gãi mạnh có thể là nguyên nhân của những nốt rôm đỏ bị tróc, trầy và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên nhiễm trùng. 

Nếu để phát triển đến dạng rôm sâu có thể tổn thương vĩnh viễn đến tuyến mồ hôi của trẻ.

Do đó, mẹ không thể chủ quan khi thấy bé nổi rôm sảy dù nhiều trường hợp có thể tự khỏi. 

Mùa hè nóng nực nên cho trẻ mặt thoáng và lau khô mồ hôi, tắm rửa đều đặn. 

Mùa đông, khi mặc ấm cho trẻ phải chú ý những lúc bé chạy nhảy để lau khô mồ hôi tiết ra nhằm tránh tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển.

Khi trẻ đã bị rôm sảy, hạn chế để trẻ tự gãi ngứa và làm tổn thương vùng da bị rôm vì trẻ có thể nhiễm trùng nặng hoặc nặng hơn có thể bị viêm cầu thận.

Rôm sảy ở trẻ

Trẻ bị rôm sảy nên làm gì cho mau lành?

Nếu là rôm sảy thông thường, không nhất thiết phải được điều trị bằng thuốc. 

Chú ý lau kỹ những vùng da có nếp gấp như bẹn, đùi, nách. 

Với quần áo của trẻ phải được giặt sạch và phơi phóng nơi có ánh sáng mặt trời để diệt khuẩn. 

Cắt hết móng tay, móng chân của trẻ nếu dài để tránh trẻ gãi làm trầy xước da.

Khi thấy rôm có các đầu mủ với diện rộng trên bề mặt da, nên đưa trẻ đi khám để được điều trị bằng thuốc nhằm tránh những biến chứng nặng hơn.

Do đó, mẹ cần bảo đảm cho bé uống thêm nước cam, nước bưởi, nước ép kiwi bên cạnh việc bổ sung nước lọc đầy đủ để hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.

Nên cho trẻ sinh hoạt ở nơi thoáng mát, có không khí điều hòa tốt. 

Lau khô mình trẻ mỗi lúc trẻ ra mồ hôi và tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. 

Mùa đông mặc ấm nên nhớ chậm mồ hôi những lúc trẻ chạy nhảy, vui đùa. Sau cùng, nhớ bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

Cách trị rôm sảy cho trẻ

Không nên làm gì khi trị rôm sảy cho bé?

Mẹ cần chú ý những điều này để việc trị rôm sảy hiệu quả hơn và tránh được những cách làm sai khiến bệnh khó lành hơn.

Bôi phấn rôm lên vùng da đang bị tổn thương để tránh bít các lỗ chân lông, làm cản trở quá trình bài chảy mồ hôi.

Vắt nhiều nước chanh vào nước tắm của trẻ sẽ khiến axit trong chanh làm tổn thương da.

Nước lá có thể làm tình trạng viêm nhiễm da thêm nặng nên không tùy tiện dùng nếu chưa được bác sĩ chỉ định.

Tắm sữa tắm có chất tẩy mạnh của người lớn sẽ làm kích ứng da.

>>Có thể bạn quan tâm: Cách giúp trẻ ngủ ngon giấc

Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì cho an toàn và mau khỏi?

Ba mẹ luôn ghi nhớ điều này, không tự ý dùng thuốc bôi khi chưa có ý kiến chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Những loại thuốc thường dùng phù hợp cho trẻ nhỏ sẽ là:

Calamine

Là dạng thuốc bôi ngoài da có tác dụng giúp giảm ngứa, khó chịu ngoài da. Có tác dụng làm khô các mụn mủ hoặc chảy nước và chỉ bôi ở ngoài da.

Cần dùng dạng này bạn cần lắc kỹ trước khi dùng, tránh trường hợp các thành phần thuốc lắng đọng ở dưới đáy hộp. 

Thuốc bôi chứa Steroid

Thuốc được bôi trực tiếp sẽ tác động trực tiếp lên da, đến vùng da bị tổn thương.

Mẹ nên thử lên da trẻ một lượng mỏng và nhỏ trước khi bôi ở nhiều chỗ khác rộng hơn. Trong trường hợp trẻ có chuyển biến tích cực sẽ tăng dần nồng độ thuốc lên.

Không nên lạm dụng thuốc này trong một thời gian dài vì sẽ khiến rạn da, mỏng da.

Kem dưỡng chứa Lanolin

Loại thuốc mỡ này có chứa thành phần từ mỡ cừu, tác dụng tránh các tác nhân gây kích ứng da, thành lập màng bảo vệ da…

Thuốc còn giúp hạn chế yếu tố gây bệnh chính của rôm sảy đó là việc chảy mồ hôi. Chỉ nên bôi một lớp nhẹ lên da nhằm tránh gây bí tắc lỗ chân lông.

Mẹ nên xoa nhẹ loại thuốc dùng điều trị vào vùng bị rôm để con cảm thấy dễ chịu hơn.

Sau khi bôi thuốc khoảng 1 – 2 tuần mà không nhận thấy dấu hiệu hồi phục thì nên ngừng bôi thuốc và đưa trẻ đi khám da liễu.

Gặp bác sĩ để khám bệnh rôm sảy

Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì?

Tắm nước mướp đắng

Dùng hai trái mướp đắng còn tươi đem cắt khúc hoặc giã dập và đun sôi với nước. Đợi nước nguội đem tắm cho trẻ. Dùng liên tục trong 5 ngày sẽ giúp trẻ khô đét các vùng da có rôm nổi.

Tắm nước dâu tằm

Cân khoảng 200 gr lá dâu tằm và cho vào túi vải nấu lửa vừa với khoảng 5 lít nước. Đun từ từ cho lá tiết hết chất ra. Sau khoảng 15 – 20 phút tắt bếp và để nguội. Dùng nước này tắm cho bé từ 3 – 5 ngày để trị rôm sảy.

Tắm nước gừng tươi

Tương tự, bạn có thể dùng gừng tươi đập dập và nấu nước để tắm cho những trẻ bị nổi rôm cũng rất hiệu quả.

Uống bột sắn dây

Bột sắn dây có tác dụng làm mát, thanh nhiệt. Bạn có thể hỗ trợ điều trị rôm bằng cách cho trẻ uống nước sắn dây ấm từ 2 – 3 lần trong ngày. Tốt nhất nên uống lúc chiều hoặc sau khi ngủ dậy.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

Hi vọng rằng với những kiến thức về cách điều trị rôm sảy cho trẻ, mẹ sẽ yên tâm và chủ động hơn khi gặp phải bệnh này.