Xin sữa mẹ cho con, liệu các mẹ có mắc sai lầm?

Xuất phát từ công dụng đặc biệt của sữa mẹ và những lợi ích to lớn của việc nuôi con bằng sữa mẹ, Tổ chức Y Tế Thế Giới ( WHO ) đã khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú ngay từ khi sinh ra đến khi trẻ được ít nhất 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều sản phụ sau khi sinh có ít sữa hay thậm chí là mất sữa.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà” urls=””] Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà [/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

xinsuamechocon

Nguyên nhân mẹ bầu không có sữa

Nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai và cả sau sinh; giấc ngủ, thời gian nghỉ ngơi không hợp lý; làm việc quá sức hay tâm trạng căng thẳng, lo lắng. Có một phần nữa là do tuyến sữa của mẹ bị tắc, đầu vú không có lỗ thông tia sữa, viêm vú, áp xe…

Trong khi đó, sữa mẹ lại là nguồn dinh dưỡng đầy dủ và tốt nhất, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, phát triển trí thông minh và toàn diện cơ thể. Chính bởi những lợi ích có được từ sữa mẹ mà các loại sữa ngoài không có được, nên ngày càng nhiều bà mẹ sau khi sinh bị mất sữa hoặc có lượng sữa rất ít đã đi xin sữa hay mua sữa của người khác cho con mình bú.

Một số lưu ý quan trọng khi xin sữa cho bé

Ở đất nước ta hiện nay, việc cho và xin sữa đã bắt đầu khá phổ biến hơn. Tuy nhiên, các mẹ đi xin sữa cho con phải nhớ một nguyên tắc hàng đầu đó là nguồn xin sữa phải tuyệt đối “sạch”. Bởi nguồn sữa được xin từ những người có bệnh, tình trạng sức khỏe không tốt sẽ mang mầm bệnh truyền vào cơ thể và gây hại cho trẻ.

xinsuamechocon1

Với những sản phụ mắc các bệnh như lao, viêm gan B, cúm, sởi, HIV… hay các mẹ sử dụng nhiều cà phê, chất cồn hay thuốc kháng sinh, chức năng miễn dịch suy giảm đều sẽ không thể có lượng sữa tốt cho trẻ. Khi xin sữa của những bà mẹ trên, con yêu của mẹ có khả năng mắc các bệnh đó cao.

Chính vì vậy, các bà mẹ trước khi xin sữa cho bé cần phải tìm hiểu kỹ về thể chất, tình hình sức khỏe, các bệnh ở người cho sữa. Bên cạnh đó, người cho sữa cũng cần chủ động kiểm tra sức khỏe toàn diện một cách kỹ lưỡng trước khi cho sữa để tránh truyền bệnh tật cho các bé. Đối với những người cho sữa có máu nóng thì lại không có vấn đề gì vì đó không phải bệnh mà chỉ do cơ địa của mỗi người.

Ngoài ra, quá trình vắt sữa mẹ, đóng gói, bảo quản không đúng cách, bình đựng hay dụng cụ chưa sữa không được vô trùng cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ bị nhiễm khuẩn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe của trẻ.

  • Khi vắt sữa ra cần ghi rõ thời điểm vắt, ngày tháng để khi sử dụng sẽ dùng hết sữa cũ trước, sau đó mới dùng đến sữa mới.
  • Bình đựng hay túi chứa sữa được vắt ra cần được vô trùng hay diệt vi khuẩn trước.
  • Không nên để lượng sữa quá đầy trong bình đựng sẽ làm sữa chảy ra ngoài dẫn đến cả bình sữa nhanh bị biến chất khi không được lau sạch sẽ.
  • Chỉ nên dự trữ một lượng sữa vừa đủ cho một lần ăn của trẻ trong một bình đựng, vì sữa mà trẻ sau khi bú còn thừa lại không thể để dành tiếp cho lần sau, mà nếu mang bỏ đi lại sẽ rất lãng phí.

tuitrusua

Nên bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ở ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 1-3 ngày. Nếu dự trữ trong ngăn đá tủ lạnh, thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng hoặc các mẹ có thể sử dụng túi trữ sữa lansinoh .

Các mẹ không nên đặt bình sữa mẹ ở cánh cửa tử lạnh vì nhiệt độ ở đây thường không đủ độ lạnh. Tuy nhiên, để lượng sữa có được đầy đủ chất dinh dưỡng nhất thì nên cho bé dùng sữa càng sớm càng tốt nhé.

 

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà” urls=””] Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà [/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng.  Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

HOTLINE: 092 879 2268

ĐIỆN THOẠI: 0838352127 – EXT: 102