CHĂM SÓC BÉ SƠ SINH TẠI NHÀ DÀNH CHO MỌI NHÀ

Bé mới sinh luôn cần sự quan tâm đặc biệt. Thế nhưng, công việc này sẽ khiến không ít bạn cảm thấy lúng túng và khó khăn, nhất là với những ai lần đầu được làm mẹ. Hiểu được điều đó Care with love đã sẵn sàng chia sẻ với bạn về những điều cần lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh.

1. Giấc ngủ.

Giấc ngủ rất quan trọng với bé sơ sinh
Giấc ngủ rất quan trọng với bé sơ sinh

Trung bình mỗi ngày, bé sơ sinh ngủ tới 16h, và mỗi lần ngủ có thể kéo dài từ 6 đến 8 tiếng. Tuy nhiên, vì dạ dày bé sơ sinh vẫn còn rất nhỏ, nên nếu bạn để bé ngủ quá lâu sẽ khiến cho bé đói và bắt đầu quấy khóc vào lúc tỉnh. Vậy nên, khoảng 3h bạn nên cho bé bú một lần.

Để giúp bé được ngủ ngon và sâu giấc, hãy ru bé thật nhẹ nhàng, dùng bàn tay vỗ nhè nhẹ vào lưng bé. Đồng thời, hạn chế các tiếng ồn, làm dịu ánh sáng và kiểm tra tã thường xuyên, Tránh tình trạng tã quá ướt và bẩn khiến bé khó chịu.

 

 2. Cho bú.

choconbusausinh
cho con bú sau sinh

Chăm sóc bé sơ sinh không phải là chuyện dễ dàng với các bà mẹ, nhất là khoản cho bé bú. Trung bình mỗi bé cần được cho bú từ 8 – 12 lần mỗi ngày, số lượng mỗi cữ bú tùy theo số ngày tuổi của bé. Các bà mẹ nên cho con bú bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu đầu tiên của cơn đói, biểu hiện rõ nhất là trẻ lần tìm núm vú của mẹ. Tránh để bé khóc lớn đòi bú, vì lúc đó bé đã quá đói rồi. Để giữ thoải mái cho bé trong khi bú, bạn có thể bỏ bớt tã lót, khăn quấn đang bọc cơ thể bé hoặc bạn có thể cởi áo của bé để cho da bé và da bạn tiếp xúc trực tiếp như vậy sẽ làm gia tăng lượng sữa mẹ và bé có cảm giác ấm áp và an toàn khi bú mẹ.

 

 3.Tã.

tagiaychobesosinhcwl
Tã giấy cho bé

Một trong những điều cần lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh đó chính là vấn đề tã giấy. Nên cho bé sử dụng miếng lót sơ sinh, dùng kèm quần đóng tã hoặc tã chéo. Nên hạn dùng tã vải bình thường vì độ thấm hút không cao, bé dễ bị ướt mỗi lần đi vệ sinh.

Khi mua miếng tã cho bé sơ sinh, các bà mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng. Hãy chọn tã có bề mặt mềm mại, có khả năng chống hăm, mặt đáy cần có khả năng thoát hơi ẩm, bảo vệ cho làn da non nớt của bé. Nếu  muốn con có một giấc ngủ ngon và thoải mái, bạn cũng có thể đóng bỉm cho bé vào ban đêm. Trẻ 1-2 tháng tuổi thường dùng bỉm có size dưới 5kg.

 

 4. Chăm sóc rốn

Chăm sóc rốn cho bé sơ sinh
Chăm sóc rốn cho bé sơ sinh

Chăm sóc bé sơ sinh ở rốn và xung quanh rốn cũng là việc cần được các mẹ lưu tâm. Mỗi lần thay tã cho bé xong, hãy dùng tăm bông vô khuẩn thấm cồn 70º để làm sạch rốn, rồi làm sạch xung quanh vùng dây rốn, lau sạch các mảng bám cứng và nhầy thường xuyên tụ tập tại nơi tiếp giáp của cuống rốn với da. Hãy lau thật nhẹ nhàng, tránh để rốn của bé bị chà xát mạnh, chảy máu hoặc nhiễm trùng. Vệ sinh rốn cho bé đến khi dây rốn rụng và hết tiết dịch, thường thì sau khoảng 7 – 10 ngày.

 

 5.Massage da

Massage cho bé sơ sinh
Massage cho bé sơ sinh

Là một trong những công việc cần làm khi chăm sóc bé sơ sinh. Massage da vừa khiến bé thích thú, vừa giúp máu lưu thông tốt, giảm nguy cơ bị các bệnh về đường hô hấp, hơn nữa còn thúc đẩy hệ thống miễn dịch giúp trẻ chống bệnh tật, đồng thời đây là cách để bạn chơi đùa với con trẻ.

Thời điểm thích hợp để tiến hành massage cho bé là khi bé hoàn toàn thoải mái, bé không còn quấy khóc hay cáu gắt nữa. Để chắc chắn, trước khi bắt đầu, hãy thử một vài động tác nhẹ nhàng lên người bé, nếu bé thấy thích thú thì hãy bắt đầu!

Sau đó, dùng dầu massage vào trong lòng bàn tay của bạn rồi nhẹ nhàng dùng hai bàn tay xoa đều ngón tay, bàn chân, ngón tay, bàn tay và sau đó là vùng ngực và bụng cho bé. Riêng massage bụng sẽ góp phần giúp bé tiêu hóa tốt hơn, ít các biến chứng trong rối loạn tiêu hóa.  

Massage thường xuyên còn giúp loại bỏ các độc tố, giúp bé khỏe mạnh hơn vì làm tăng khả năng bài tiết và quá trình trao đổi chất thông qua làn da của bé.

 

Các gói chăm sóc bé sơ sinh tại nhà của Care With Love: