Vì Sao Ngoài Sợ Lấy Chồng, Phụ Nữ Còn Sợ Đẻ Nữa?

Những cái sợ của phụ nữ khi mang thai 

Sợ. Sợ bản thân vẫn chưa đủ chín chắn để có trách nhiệm với một sinh linh mới.

Sợ. Sợ chính mình không thể cho con sống cuộc sống đầy đủ, bản thân chăm con không đủ tốt.

Sợ. Sợ bản thân không đủ bao dung với con, sợ bản thân không chịu được lời ra tiếng vào của người ngoài.

Sợ. Sợ nhiều cái khác lắm… Chưa kể, với các mẹ sống ở môi trường đô thị lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội thì lại càng sợ hơn về sức khỏe của con, về vấn nạn “ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường” ngày càng tăng cao.

Chưa kể, với các mẹ sống ở môi trường đô thị lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội thì lại càng sợ hơn về sức khỏe của con, về vấn nạn “ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường” ngày càng tăng cao

Điển hình nhất là vấn đề ô nhiễm không khí, với mật độ khói bụi tăng cao trong thời gian vừa qua, những người trưởng thành ở Hồ Chí Minh khi ra đường hít phải không khí ô nhiễm còn mắc các bệnh về đường hô hấp, thì những đứa trẻ sẽ như thế nào?! Vào thời điểm đó, các bệnh viện tăng nhanh về số lượng trẻ em nhập viện mắc các bệnh về đường hô hấp. Song song đó, các mẹ phải bỏ công việc của mình để đưa con đi thăm khám, rồi mẹ lại phải vật lộn trong vấn đề cho con ăn, dỗ con uống thuốc,… bình thường đây đã là cuộc chiến, khi con bệnh thì nó lại còn khó khăn hơn biết chừng nào.

Rất nhiều mẹ sáng sớm phải thức dậy từ 4 – 5h sáng để chuẩn bịbữa sáng, chuẩn bị cơm trưa, chuẩn bị vật dụng cho chồng đi làm, chuẩn bị sách vở cho con, dỗ con ăn sáng rồi đi học. Sau khi chồng đi làm rồi, mẹ lại phải tự mình đưa con đi học rồi đến cơ quan của mình, trải nghiệm cuộc chiến mang tên “kẹt xe” đặc trưng của đô thành. Rồi lại nói đến giờ tan tầm, mẹ phải lật đật với cuộc chiến “đua tốc độ”, đến đón con khỏi trường, cho con ăn dặm gì đó và lại bắt đầu hành trình đến lớp học thêm. Sau đó lại nhanh về nhà, chuẩn bị cơm tối, dọn dẹp nhà cửa và lại đi đón con khi tan học.

Rất nhiều mẹ sáng sớm phải thức dậy từ 4 - 5h sáng để chuẩn bịbữa sáng, chuẩn bị cơm trưa, chuẩn bị vật dụng cho chồng đi làm, chuẩn bị sách vở cho con, dỗ con ăn sáng rồi đi học. Sau khi chồng đi làm rồi

Nói đến học thêm, thì đây cũng có thể coi là đặc trưng của trẻ em đô thị. Chúng không chỉ học ở trường, ở nhà mà còn phải bỏ thêm thời gian học ở lớp học thêm. Có thể là lớp năng khiếu, lớp võ, lớp học Toán, Lý, Hóa, Văn,… gì đó. Mỗi tháng nghĩ tới thôi cũng gây đau đầu cho mẹ ở việc chi tiêu hàng tháng nếu thu nhập của hai vợ chồng không đủ cao. Lại nói, học nhiều khiến trẻ không có thời gian chơi, mất đi ý nghĩa của cái gọi là “tuổi thơ”, đây cũng là điều khiến mẹ khá buồn lòng.

Đô thị phát triển như Hồ Chí Minh và Hà Nội lại là nơi hội nhập kinh tế, văn hóa từ nhiều nước khác nhau, điển hình là lối sống thoáng, tự do của trời Tây. Những năm gần đây, trào lưu quan hệ tình dục ở tuổi học đường ngày càng tăng, chuyện con trẻ mang thai khi còn trên ghế nhà trường đã không còn xa lạ. Chưa kể chuyện con trẻ tập tành hút thuốc, sử dụng chất kích thích, ma túy, nghiện ngập này kia gây ảnh hưởng sức khỏe, gây ảnh hưởng tâm lý suy nghĩ rồi sinh ra những hành động sai trái với luân thường xã hội…. Mà cha mẹ, những người sinh thành, dù có yêu thương bao dung con mình thế nào cũng không thể chịu được cú sốc nếu lỗi lầm ấy xuất hiện ở chính con mình.
hững người sinh thành, dù có yêu thương bao dung con mình thế nào cũng không thể chịu được cú sốc nếu lỗi lầm ấy xuất hiện ở chính con mình

Tại sao cha mẹ yêu thương con nhiều như vậy mà con lại hư hỏng thế?

Tại sao cha mẹ cho con tất cả, con không thiếu thốn thứ gì, sao con lại trở nên như thế?

Tại sao những điều cha mẹ làm đều là vì tốt cho con, mà con lại không trân trọng?

Tại sao con lại không còn là đứa trẻ ngoan ngày trước của cha mẹ?

Con để mặt mũi của cha mẹ ở đâu? Khi làm chuyện đó, con có nghĩ đến cảm xúc của cha mẹ không?…

Và hàng ngàn hàng câu hỏi tại sao khác. Vậy, sinh con có thật sự là niềm hạnh phúc đối với cha mẹ không? Có phải là sự thiêng liêng với người phụ nữ không? Nhất là những người phụ nữ đang sinh sống tại đô thành lớn trên cả nước?