Trị nấc cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh một số bệnh mà trẻ sơ sinh thường mắc phải đã được nhiều mẹ tìm hiểu, phòng tránh trước để biết cách xử lý khi bé cưng không may mắc phải. Tuy nhiên, song song đó ở trẻ sơ sinh còn hay gặp phải nhiều vấn đề nhỏ, rất thông thường và có thể không gây nguy hiểm, nhưng phần nào sẽ khiến các mẹ lo lắng, bối rối không biết bé bị gì hay phải giải quyết như thế nào. Một trong số đó là vấn đề trẻ bị nấc.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà” urls=””] Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà [/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

trị nấc cho trẻ sơ sinh

Hiện tượng nấc cụt xảy ra như thế nào?

Hiện tượng nấc cụt xảy ra sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành. Cơ hoành nằm giữa ngực và bụng, có nhiệm vụ quan trọng trong việc thở của con người. Khi cơ hoành co thắt, dây âm thanh sẽ bị đóng lại rất nhanh và gây ra âm thanh đặc biệt khi bị hiện tượng này. Nấc cụt là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, do các bộ phận nội tạng trong cơ thể trẻ còn mềm yếu, ngực, cơ hoành chưa hoàn thiện, trước những kích thích từ xung quanh, cơ thể trẻ phản ứng lại bằng việc nấc cụt. Vậy, nguyên nhân bé bị nấc là gì?

  • Do cơ thể trẻ không được giữ ấm thích hợp, hít phải khí lạnh gây ra.
  • Do trẻ bú sữa không đúng cách, khi trẻ bú quá nhiều sữa không tiêu hóa hết sẽ bị ứ đọng lại hoặc sữa bé bú quá lạnh làm giảm chức năng của dạ dày, tỳ, khí dạ dày trào ngược cũng gây ra .
  • Do trẻ hít sữa quá nhanh hoặc bú sữa sau khi khóc, bé còn đang bị nghẹt thở cũng dẫn đến bị nấc.
  • Khi trẻ cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống vừa cười trẻ cũng dễ bị nấc.

 Thông thường, trẻ sẽ bị nấc vài lần trong ngày và chỉ sau thời gian ngắn khoảng 3 phút là cơ thể trẻ tự cân bằng sẽ hết. Tuy nhiên vẫn có trường hợp nấc cụt kéo dài cả ngày hoặc vài ngày nên các mẹ không cần quá lo lắng mà vẫn tiếp tục cho trẻ ăn uống bình thường, cơn nấc sẽ tự hết thôi.

Chăm sóc bé theo giờ

Bên cạnh đó, các mẹ hãy tham khảo và sử dụng dịch vụ chăm sóc bé tại nhà của Care With Love, bằng các phương pháp hiện đại, khoa học qua bàn tay của các nhân viên hộ lý có chuyên môn và trách nhiệm, giúp mẹ vừa có thời gian để hồi phục sức khỏe vừa được bổ sung những kiến thức tốt nhất trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, tạo nền tảng vững chắc cho bé yêu phát triển.

 [CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà” urls=””] Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà [/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

 Một số mẹo giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt

  • Bú sữa hoặc uống nước là giải pháp đơn giản và tốt nhất để chữa nấc cho bé.
  • Dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé nhiều lần, cách này sẽ làm giãn thần kinh thực quản, xóa tan nấc cụt, nếu làm cho bé khóc được thì cơn nấc sẽ biến mất nhanh hơn.
  • Vỗ lưng cho bé. Mẹ nên vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát ở lưng, gần 2 bên vai sẽ giúp bé vừa ợ hơi, tránh bị nôn trớ đồng thời còn chấm dứt nấc cụt.
  • Mật ong. Các mẹ có thể dùng khăn sữa hoặc rơ lưỡi dành cho trẻ sơ sinh chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng bé, cách này cũng có 2 tác dụng trị hiện tượng này và giúp bé hết tưa lưỡi (chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi)
  • Tác động bởi ngón tay. Dùng hai ngón tay trỏ bịt chặt hai lỗ tai của trẻ bị nấc khoảng nửa phút hoặc dùng ngón trở và ngón cái bóp kín hai bên cánh mũi đồng thời khép kín miệng của trẻ trong vòng 2 – 3 giây và nghỉ khoảng 2 – 3 giây, lặp lại 15 – 20 lần.
  • Thay đổi tư thế bú của bé cho hợp lý để hạn chế lượng không khí bị hít vào miệng và dạ dày của bé. Với bé bú bình, cần sử dụng núm vú bình sữa phù hợp với tháng tuổi của trẻ, hoặc khi dốc ngược bình sữa, sữa chảy ra nhỏ giọt là núm sữa phù hợp.

Các mẹ lưu ý nếu bé bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và khắc phục sớm.

 [CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà” urls=””] Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà [/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng. 

Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

HOTLINE: 0909 568 102 – 0939 939 353