Tránh xa nỗi lo táo bón sau khi sinh

Khi đã mắc ,  các mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc đi tiểu tiện và cảm thấy bứt rứt trong người. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa bệnh này? Bởi nếu để hiện tượng táo bón sau khi sinh kéo dài sẽ dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng như trĩ, sa trực tràng, sa dạ con gây bất tiện trong sinh hoạt và công việc.

bautaobon
bầu bị táo bón

Một số nguyên nhân gây táo bón sau sinh

Nguyên nhân do sinh hoạt

– Sau khi sinh, sản phụ thường hạn chế đi lại, nằm nghỉ trên giường nhiều nên vận động của ruột yếu đi, phân lưu lại ruột lâu, bị ruột tái hấp thu nước nhiều nên phân khô, cứng lại gây táo bón .

– Chế độ ăn của sản phụ thường kiêng khem hơn bình thường cùng với tâm lý hạn chế uống nước để sữa đỡ bị loãng cũng là một nguy cơ gây táo bón.

– Một nguyên nhân nữa là một số chị em do sợ đau hoặc đi lại khó khăn nên có thói quen đi vệ sinh bằng bô chuyên dụng ngay trên giường trong thời gian đầu sau khi sinh cũng góp phần “tiếp tay” cho hiện tượng táo bón sau khi sinh. 

 

Nguyên nhân sinh lý

– Phụ nữ ở thai kỳ cuối, ở thời kỳ sắp sinh, tử cung to chèn ép các vùng kế cận, trong đó có ruột, ruột có hình dạng chữ S và ruột thẳng khiến cho nhu động ruột giảm và gây ra hiện tượng “táo bón khi mang thai”

– Trong thời kỳ thai kỳ, âm huyết tập trung nuôi dưỡng thai nhi nên đại tràng không được nuôi dưỡng nên gây khô táo ruột gây táo bón. Những người bị táo bón trong giai đoạn cuối thai kỳ thì nguy cơ bị  nặng hơn.

Phụ nữ sau khi sinh thường mất huyết, mất sản dịch nên cơ thể hư hao tân dịch, máu chưa kịp xuống để nuôi đại tràng. Như đã đề cập ở trên, trong thời kỳ thai lớn, đại tràng không được nuôi dưỡng đến khi sinh xong, khí huyết lại bị hư tổn nặng nề, nên rất dễ bị táo bón.

– Bên cạnh đó, do chức năng tiêu hóa bị giảm đi, dạ dày co bóp yếu, thức ăn bị đọng lại trong thời gian dài. Thêm nữa là sau khi sinh, vùng cơ xương chậu bị tổn thương ít nhiều nên cung cấp lực co bóp không đủ. Đồng thời, chế độ ăn uống của bà bầu thường có nhiều chất dinh dưỡng mà thiếu các chất xơ, gây ra hiện tượng táo bón

kinh-nguyet-khong-deu-sau-khi-sinh-em-be_zps63ef1369
nguyên nhân tóa bón

Đặc điểm lâm sàng: Biểu hiện của táo bón , ăn uống bình thường, không đau bụng, không nôn mửa, nhưng đại tiện rất khó khăn

 

Lời khuyên giúp bạn tránh xa

Chú ý đến chế độ ăn uống: Các chị em nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như rau và trái cây. Rau chân vịt, cần, mướp đắng, rau muống và các loại quả như: chuối, táo, lê, là những thực phẩm rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Một điều cần chú ý là tuyệt đối không nên ăn chuối tiêu còn xanh bởi không những không có hiệu quả mà còn gây táo bón tệ hơn. Một số món ăn, giúp bạn chữa bệnh

 

Cháo vừng đen

Vừng đen 30g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, thịt lợn nạc 100g, dầu thực vật, mắm muối vừa đủ. Vừng đen, gạo xay nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp mắm muối, xào chín bằng dầu thực vật. Cho gạo, vừng đen vào nồi cùng với 250ml nước đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho thịt lợn nạc vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, cần ăn liền 3 – 5 ngày.

 

Cháo cà rốt

1351590009-taobon-babau-eva5_zpsc04894c3
Cháo cà rốt

Chuẩn bị: cà rốt 200g, cuộng rau bắp cải 100g, gọa ngon 100g, thịt lợn nạc 10g, dầu thực vật, mắm muối vừa đủ. Cà rốt nạo sạch vỏ, mài nhỏ hoặc nạo thành sợi. Gạo ngon xay thành bột. Thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ, ướp mắm muối rồi xào chín bằng dầu thực vật. Cho bột gạo vào nồi, nêm 250ml nước, đun nhỏ lửa. Khi cháo sôi cho thêm cà rốt, cuộng bắp cải vào quấy đều tay đến khi cháo sôi lại. Cho thịt lợn vào đun tiếp một lúc là được. Ngày ăn 1 lần. Ăn liên tục 3-5 ngày.

 

 

 

 

Cháo khoai lang

Khoai lang 200g, nghệ vàng 10g, đường đỏ 50g. Nghệ vàng rửa sạch giã nhỏ. Khoai lang rửa sạch cắt vừa miếng, tất cả cho vào nồi thêm 300ml nước, đun cho khoai nhừ, quấy đều cho thành cháo, thêm đường đỏ, đun tiếp đến khi sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói. Theo dõi nếu thấy đại tiện ngày 1 lần là được, ngừng ăn cháo.

 

cach-giam-mo-bung-nhanh-cho-nu-sau-khi-sinh-bang-khoai-lang_zps7b728559
khoai lang

Chè đu đủ

Đu đủ chín 300g, đường trắng 30g. Đu đủ chín bỏ vỏ và hạt, xay nhỏ, cho đường trắng vào đánh cho tan đều, đun lửa nhỏ đến khi chè sôi là được. Ngày ăn 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 ngày.

Chè khoai sọ

Khoai sọ 300g, đường trắng 30g, gừng tươi 3g. Khoai sọ bỏ vỏ, xay nhỏ cùng với gừng, thêm 150ml nước đun nhỏ lửa, khi sôi cho đường trắng vào quấy đều, chè sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 3 – 5 ngày.

Một số lời khuyên bổ ích khác

Tập thể dục sau khi sinh: Sau khi đã hết ở cữ, nếu nằm lỳ một chỗ trên giường, ít vận động thì bạn đã khiến quá trình trao đổi chất chậm lại, càng dễ gây nguy cơ táo bón . Vì vậy, bạn nên tránh nằm bất động trong thời gian dài mà nên đi lại, vận động cơ thể và tập các bài thể dục phù hợp. Theo các bác sỹ sản khoa, hai ngày sau khi sinh, sản phụ đã có thể tự ngồi dậy và di chuyển khỏi giường của mình.

Uống nhiều nước: Do mất nhiều máu trong quá trình sinh con và cần tiếp tục bài thải sản dịch sau khi sinh nên sản phụ cần được bổ sung nhiều nước. Bạn nên uống nhiều nước đun sôi để nguội, nước muối nhạt, nước canh rau, sữa đậu nành và nước trái cây tươi.

Giữ tinh thần vui vẻ: Tâm trạng buồn bã, bi quan sẽ cản trở quá trình co bóp của dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Người nhà và bản thân sản phụ nên biết điều này để tránh các kích thích tinh thần không đáng có.

Nghỉ ngơi thư giãn: Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe và thể lực tốt nhất.

Sử dụng thuốc hỗ trợ đại tiện: Nếu tất cả các biện pháp đã được áp dụng mà không tránh được chứng táo bón sau khi sinh thì bạn nên sử dụng loại thuốc có tác dụng làm mềm phân để dễ đại tiện hơn. Nên xin chỉ dẫn cụ thể của bác sỹ khi dùng thuốc.