Tổng hợp kiến thức chăm sóc mẹ bầu đầy đủ và chi tiết nhất

Sức khỏe và tâm lý thai phụ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Chính vì thế, việc trang bị những kiến thức chăm sóc mẹ bầu khoa học và an toàn là điều bất kỳ ai sẽ và đang chuẩn bị “lên chức” phụ huynh cũng cần thực hiện, vừa đảm bảo một thai kỳ thuận lợi vừa giúp mẹ và trẻ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường sau khi sinh. Hãy cùng tham khảo những kiến thức chăm sóc bà bầu được chúng tôi tổng hợp theo hướng dẫn từ Bộ Y tế trong bài viết dưới đây.

1. Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu

1.1. Những thay đổi của mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên

Trong những tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ nhất, vì không có dấu hiệu gì đặc biệt nên nhiều mẹ bầu vẫn chưa nhận ra một sinh linh bé nhỏ đang dần lớn lên trong bụng mình. Nhưng bắt đầu từ tuần thứ 3 hoặc 4 các mẹ có thể bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu mang thai sớm, như: Chậm kinh nguyệt, bầu ngực tăng kích thước và trở nên nhạy cảm hơn, mệt mỏi, chán ăn hoặc thèm ăn…

Hãy đưa mẹ bầu đến gặp bác sĩ nếu nghén làm họ giảm 4 - 6kg trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Từ tuần thứ 8 trở đi sẽ cảm thấy buồn nôn, nôn, sợ mùi,… đi kèm với đó là tâm lý lo lắng, bồn chồn, bất an, khó chịu, mệt mỏi, buồn ngủ… Và nếu không may, mẹ nào bị ốm nghén nặng thì sẽ phải đối mặt với tình trạng ăn vào là nôn, sợ tất cả các mùi, thậm chí là “chán ghét chồng”…
Bên cạnh đó, tử cung cũng sẽ bắt đầu to ra để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Từ đó, bắt đầu gây chèn ép lên bàng quang và khiến các mẹ đi tiểu nhiều lần trong ngày. Hiện tượng này sẽ kéo dài cho đến hết tam cá nguyệt thứ 3. Tuy bất tiện nhưng đừng vì thế mà nhịn tiểu nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ngoài ra, do sự thay đổi của hormones thai kỳ nên các mẹ sẽ bắt đầu “thay máu”, có mẹ sẽ trở nên nhuận sắc, xinh đẹp hơn nhưng cũng có mẹ lại xuất hiện nám, tàn nhang, da dẻ kém hồng hào, mũi nở to…

1.2. Những mốc khám thai định kỳ không thể bỏ qua

Để chăm sóc mẹ bầu bình an, thuận lợi, “mẹ tròn con vuông” thì khám thai là điều không thể bỏ qua. Việc khám thai trong tam cá nguyệt thứ nhất, bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm sau:

Những mốc khám thai định kỳ không thể bỏ qua
Lịch khám thai trong 3 tháng đầu

Thông thường, bác sĩ sẽ hẹn các mẹ trở lại khám sau 2 – 4 tuần tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ hoặc tình trạng phát triển của thai nhi. Để chăm sóc thai kỳ trong giai đoạn này suôn sẻ, mẹ bầu nên đi khám đúng lịch như bác sĩ đã hẹn.

1.3. Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Hiện tượng ốm nghén trong 3 tháng đầu có thể khiến các mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ bầu với đầy đủ các nhóm chất: đường, đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin.
Để hạn chế tình trạng ốm nghén, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa/ngày. Nếu buồn nôn hoặc nôn quá nhiều thì có thể nhấm nháp các loại hạt, hoa quả hoặc bánh quy.
Đặc biệt, trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ 400mcg acid folic kèm theo 60mg sắt mỗi ngày. Đây là 2 khoáng chất vô cùng cần thiết trong giai đoạn này để tránh những nguy cơ bẩm sinh ở thai nhi như dị tật ống thần kinh, tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch,… cũng như mệt mỏi, thiếu máu ở mẹ bầu.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý tránh những có thể gây xuất huyết âm đạo, thậm chí sảy thai như: rượu, bia, cà phê, rau ngót, rau sam, dứa, đồ nướng – chiên rán – đóng hộp…

1.4. Chế độ sinh hoạt cho bà bầu 3 tháng đầu

Cách chăm sóc tháng đầu tiên rất quan trọng, bởi em bé mới chỉ là một bào thai non nớt nên rất dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, bên cạnh việc khám thai định kỳ cùng bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu hợp lý, chế độ sinh hoạt cũng rất quan trọng:

  • Sắp xếp công việc hợp lý để có nhiều thời gian nghỉ ngơi, nhất là những mẹ ốm nghén nặng.
  • Môi trường làm việc cần trong lành, thông thoáng và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với sóng điện từ cùng các chất độc hại.
  • Thực hiện các bài tập Yoga bầu hoặc đi bộ nhẹ nhàng để tăng cường oxy cho thai nhi cũng như giúp mẹ bầu thư giãn.

1.5. Người chồng nên biết

Không chỉ các mẹ, mà các bố hoặc những người chăm sóc thai phụ cũng cần phải nắm rõ các kiến thức chăm sóc bà bầu. Trong giai đoạn 3 tháng đầu, người chồng nên thực hiện những công việc sau:

  • Quan tâm đến vợ nhiều hơn. Hãy nhớ, tâm lý phụ nữ sẽ trở nên nhạy cảm và tiêu cực khi mang thai, sự hỏi han – quan tâm của chồng sẽ giúp các mẹ giảm bớt áp lực tinh thần.
  • Cố gắng dành thời gian đưa vợ đi khám thai định kỳ.
  • Tích cực giúp đỡ vợ làm việc nhà, đặc biệt là những việc phải di chuyển đồ nặng hoặc ở trên cao…
  • Kiêng quan hệ tình dục.

2. Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa

2.1. Những thay đổi của mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 2

Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, bên cạnh việc bụng bầu bắt đầu xuất hiện và tình trạng ốm nghén giảm bớt, ngoại hình của các mẹ cũng sẽ thay đổi rõ rệt như: tăng cân, vòng 2, vòng 3 nở nang hơn, da ở các vị trí mặt, nách, cổ, âm hộ sẫm màu hơn… Một số mẹ bầu còn có thể bị phù chân, táo bón, đau hông – lưng, khó thở…

2.2. Những mốc khám thai định kỳ không thể bỏ qua

Những mốc khám thai định kỳ không thể bỏ qua
Lịch khám thai trong 3 tháng giữa

Thông thường, trong tam cá nguyệt thứ hai, mỗi tháng các mẹ sẽ phải đi khám một lần theo lịch hẹn của bác sĩ. Nhưng để chăm sóc mẹ bầu được an toàn hơn, các lần khám thai sẽ được rút ngắn tùy theo sức khỏe của mẹ và thai nhi.

2.3. Chế độ dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng giữa

Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa rất quan trọng, bởi đây là giai đoạn cả mẹ và thai nhi “tích trữ” năng lượng để “bứt phá” trong tam cá nguyệt cuối cùng.
Giai đoạn này mẹ bầu cần khoảng 2550 kcal/ngày và tăng thêm từ 3 – 4 kg để vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, bữa ăn hàng ngày vẫn phải đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chính: tinh bột, đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin.
Bên cạnh bữa chính, mẹ bầu cũng nên bổ sung trái cây, các loại hạt, sữa chua, ngũ cốc,… trong các bữa phụ. Ngoài ra, đừng quên uống ít nhất 3L nước/ngày (lúc này đã có thể uống nước dừa, nước mía để tăng lượng nước ối).

2.4. Chế độ sinh hoạt cho bà bầu 3 tháng giữa

  • Do bụng bầu đã bắt đầu xuất hiện nên các mẹ hãy sắm những trang phục rộng rãi, thoải mái để mặc hàng ngày nhé.
  • Hãy dành sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn cũng như chăm chỉ vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, Yoga, bơi lội…
  • Bắt đầu tham gia các khóa học tiền sẻ để tích lũy thêm kiến thức chăm sóc bà bầu như cách chăm sóc mẹ bầu, dấu hiệu chuyển dạ, cách rặn đẻ, cách giữ thai trong 3 tháng đầu, chăm sóc mẹ bầu tháng cuối, chăm sóc mẹ bầu sau sinh, cùng với cách chăm sóc trẻ sơ sinh khoa học.

2.5. Người chồng nên biết

  • Nhắc nhở hoặc đưa vợ đi khám thai định kỳ.
  • Cùng vợ thực hiện thai giáo, trò chuyện, theo dõi thai máy cũng như nhịp tim của thai nhi.
  • Tham khảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp vợ ăn ngon mà không bị thừa cân hoặc thiếu cân.
  • Đưa vợ đi spa bầu để giảm căng thẳng, lo âu đồng thời lưu thông khí huyết và giúp vợ hồi phục sau sinh tốt hơn.
  • Tham gia các lớp học tiền sản cùng vợ.

3. Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối

3.1. Những thay đổi của mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 3

Chăm sóc mẹ bầu tháng cuối cần đặc biệt lưu ý, bởi giai đoạn này thai phụ sẽ trở nên “cồng kềnh”, nặng nề, đau nhức và mệt mỏi hơn gấp bộ do thiếu ngủ và sức nặng của thai nhi ngày càng lớn.
Bên cạnh sự xuất hiện của các vết rạn ở ngực, bụng, đùi, mông,… mẹ bầu cũng sẽ phải “đối mặt” với các hiện tượng như tiểu nhiều, táo bón, chuột rút, mất ngủ, phù chân tay…
Ngoài ra, từ tuần thứ 36 trở đi, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện cơn gò Braxton (chuyển dạ giả) xảy ra thường xuyên và mạnh hơn. Nhất là khi di chuyển nhiều hoặc làm việc quá sức.

3.2. Những mốc khám thai định kỳ không thể bỏ qua

Trong khoảng tam cá nguyệt thứ 3, từ tuần thứ 28 đến 36 của thai kỳ các mẹ sẽ đi khám thai định kỳ hai tuần/lần và từ tuần 36 trở đi sẽ đi khám 1 lần/tuần cho đến khi sinh.

Những mốc khám thai định kỳ không thể bỏ qua
Lịch khám thai trong 3 tháng cuối

Trong giai đoạn này, hãy cho bác sĩ biết bất cứ vấn đề sức khỏe nào mà các mẹ gặp như cảm giác mệt mỏi, buồn bã, những cơn co thắt, sưng phù, đau đầu hay dấu hiệu xuất huyết …

3.3. Chế độ dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng cuối

Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối cần chú ý đến việc kiểm soát cân nặng của mẹ và thai nhi.

  • Nếu mẹ không tăng đủ cân theo khuyến cáo của bác sĩ có thể bị chuyển dạ sớm, đồng thời khiến thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh, suy giảm chức năng não, suy dinh dưỡng bẩm sinh…
  • Nếu mẹ thừa cân sẽ có nguy cơ mắc phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, ngưng thở khi ngủ… Đồng thời khiến thai nhi bị dị tật ở tim hay dị tật ống thần kinh, sinh non, thai chết lưu, thai quá lớn…

3.4. Chế độ sinh hoạt cho bà bầu 3 tháng cuối

  • Thực hiện massage bầu tại các vị trí chân, lưng để giảm đau nhức. Buổi tối có thể ngâm chân bằng nước ấm.
  • Duy trì thực hiện đều đặn việc đi bộ, tập Yoga, bơi lội… Đồng thời, xin nghỉ thai sản để dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Cần hạn chế “chuyện chăn gối” để tránh chuyển dạ sớm.

3.5. Người chồng nên biết

  • Massage cho vợ để giúp vợ giải tỏa áp lực tâm lý cũng như xua tan mệt mỏi. Lúc này có thể tranh thủ trò chuyện với thai nhi.
  • Cùng vợ chuẩn bị đồ đi sinh và đồ cho em bé.
  • Tích cực đọc sách, học hỏi để ứng phó kịp thời trong trường hợp vợ chuyển dạ cũng như chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Dành thời gian chăm sóc mẹ bầu và đưa vợ đi khám thai định kỳ.

4. Chăm sóc mẹ bầu sau sinh

“Con gà chui ra, quả trứng vỡ vụn. Đứa con sinh ra, người mẹ cũng rạn vỡ đớn đau”. Không chỉ cơ thể mà tâm lý người phụ nữ sẽ phải trải qua sự thay đổi cực kỳ lớn sau khi sinh. Chính vì vậy, nếu công tác chăm sóc mẹ bầu sau sinh “đúng chuẩn” sẽ giúp mẹ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường cũng như tránh được hiện tượng “trầm cảm sau sinh”.

Chăm sóc mẹ bầu sau sinh
Care With Love – Chăm sóc với tất cả tình yêu thương

Đối với những người lần đầu tiên làm bố – làm mẹ, việc chăm sóc mẹ bầu sau sinh và trẻ sơ sinh không hề đơn giản. Dù đã đọc rất nhiều sách báo cũng không thể tránh khỏi bối rối khi “lâm trận” thực sự. Lúc này, các dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà, chăm/tắm bé tại nhà, làm đẹp giảm cân sau sinh,… tại công ty chăm sóc bé và mẹ tại nhà Care With Love sẽ là “cứu tinh” cho gia đình. Hãy liên hệ hotline 0939 939 353 – 0909 568 102 để được tư vấn miễn phí.
Mang thai và sinh con không chỉ là thiên chức mà còn là niềm hạnh phúc vô bờ bến của mỗi người phụ nữ. Trong suốt thai kỳ, không chỉ thai phụ mà cả người chồng hoặc người chăm sóc mẹ bầu cũng cần bổ sung kiến thức chăm sóc bà bầu để đảm bảo đến ngày sinh được “mẹ tròn con vuông”. Hy vọng những thông tin chia sẻ bên trên sẽ giúp ích được các bạn ít nhiều khi chăm sóc thai kỳ. Chúc các mẹ cùng bé trải qua 9 tháng 10 ngày an nhiên, bình an và khỏe mạnh!