Sinh mổ được mấy lần, đẻ mổ cách nhau bao lâu an toàn
Sinh mổ thường ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ cũng như chờ thời gian hồi phục thể trạng lâu hơn. Đối với những sản phụ đẻ mổ lần đầu luôn đặt ra câu hỏi: Sinh mổ được mấy lần cũng như thời gian cho lần mang thai tới cách lần sinh trước bao lâu để đảm bảo sức khỏe của mẹ. Care With Love sẽ chia sẻ qua bài viết sau.
Sinh mổ được mấy lần?
Sau sinh mổ, tử cung của người mẹ thường cần thời gian phục hồi lâu hơn so với đẻ thường. Vết sẹo do sinh mổ trở thành điểm yếu vĩnh viễn trên cơ thể mẹ. Nếu sinh mổ càng nhiều lần, mẹ càng đối mặt với nguy cơ như vỡ tử cung, rau tiền đạo, vết mổ đau nhức, viêm dính tử cung… trong quá trình sinh nở.
Nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, các bác sĩ thường tư vấn chi tiết số lần mẹ có thể mang thai tiếp theo sau khi đẻ mổ.
Sinh mổ được mấy lần là điều mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm, thắc mắc. Theo các chuyên gia y tế, tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng tử cung và sức khỏe của mỗi người để bác sĩ tư vấn cho mẹ bỉm sinh mổ được mấy lần. Thông thường, mẹ có thể sinh mổ 3-4 lần, song lời khuyên tốt nhất chỉ nên sinh mổ 2-3 lần.
Trong quá trình mang thai, mẹ cần thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi sức khỏe mẹ và bé, đưa ra lời khuyên chăm sóc tốt nhất.
Thời gian cữ đẻ mổ cách nhau bao lâu an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
Phương pháp đẻ mổ bắt lấy con khiến tử cung tổn thương nhiều hơn so với sinh thường, do đó mẹ cần thời gian dài hơn để hồi phục. Nhằm đảm bảo cho sức khỏe thai kỳ an toàn cho mẹ và bé, các chuyên gia y tế khuyến cáo: 2 năm kể từ lần đẻ mổ trước, bạn mới nên có thai lại.
Sở dĩ mẹ sữa nên đẻ mổ cách nhau 2 năm vì các lý do sau đây:
– Độ lành của tử cung đủ vững, có thể đảm nhiệm quá trình mang bào thai mới.
– Lượng máu mất đi trong quá trình sinh đẻ trước phần nào được phục hồi.
– Thể trạng của mẹ yếu khi vừa chịu vết thương sinh mổ vừa chăm sóc con nhỏ.
– Đảm bảo sự phát triển của trẻ sơ sinh, bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ và nhận được sự chăm sóc chu đáo nhất.
Nguy cơ nào khi mẹ mang thai quá sớm sau sinh mổ?
Những nguy cơ tiềm tàng nếu mẹ mang thai quá sớm sau sinh mổ:
– Bục vết sẹo cũ: khi trọng lượng thai nhi phát triển, áp lực tác động lên tử cung người mẹ ngày càng lớn. Đặc biệt trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ, các cơn co thắt tử cung dồn dập dễ gây nên tình huống bục vết sẹo sinh mổ cũ. Điều này gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
– Nhau thai bám vào vết sẹo cũ: trường hợp này cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe thai kỳ. Mang thai sau sinh mổ sớm có thể xuất hiện 2 tình huống: thai làm tổ trên vết sẹo mổ cũ hoặc nhau thai cấy vào cơ và lớp mô sợi ở tử cung. Cả hai vấn đề này đều gây ra tình trạng chảy máu nhiều, dễ dẫn tới băng huyết.
– Bào thai dây dính vào các cơ quan ổ bụng người mẹ: trường hợp dây dính sau sinh mổ, ảnh hưởng đến các cơ quan khác như bàng quang, ruột, niệu quản… gây khó khăn cho quá trình sinh nở.
– Dễ sinh non, thai nhi không có điều kiện phát triển tốt nhất.
Mang thai sớm sau sinh mổ, mẹ nên làm gì?
Trong trường hợp mang thai quá sớm sau sinh mổ, mẹ cần cẩn trọng và thực hiện những lời khuyên sau:
– Thường xuyên thăm khám thai định kỳ, trình bày chi tiết quá trình mang thai trước để bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị.
– Liên hệ ngay bệnh viện, bác sĩ khi cơ thể có những thay đổi bất thường.
– Đặc biệt chú ý 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là thời điểm mà nguy cơ bục vết mổ cũ rất cao, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Tham khảo thêm: Chuẩn bị đồ đi sinh tươm tất
Trên đây là thông tin sinh mổ được mấy lần cũng như thời điểm thích hợp để mẹ có thai lại sau sinh mổ. Hy vọng bài viết có thể cung cấp thông tin sức khỏe sinh sản đầy đủ, an toàn để mẹ lưu ý và an tâm cho thai kỳ tốt hơn.