Mẹ cần làm khi bị rong kinh sau sinh?
Rong kinh sau sinh là hiện tượng nhiều mẹ bỉm mắc phải và lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm hiện tượng này. Care With Love sẽ giải đáp giúp bạn vấn đề này để mẹ chuyên tâm chăm sóc bé yêu.
Rong kinh sau sinh là gì?
Tùy thuộc vào cơ địa từng người, song kỳ kinh của mẹ sau sinh sẽ xuất hiện lại sau khoảng 6 tháng. Thời gian hành kinh có thể kéo dài, rút ngắn hoặc không đều đặn
Rong kinh sau sinh là hiện tượng kỳ kinh nguyệt của mẹ sau sinh kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu trong kỳ kinh cũng nhiều hơn bình thường. Điều này gây ra sự khó chịu, lo lắng và khó khăn cho mẹ trong việc phục hồi thể trạng và chăm sóc bé sơ sinh.
Phụ nữ sau sinh bị rong kinh là một trong những biến đổi cơ thể mẹ thường gặp. Biến chứng phụ khoa này cần được mẹ theo dõi và điều trị kịp thời để tránh các nguy cơ tổn thương cơ quan sinh sản.
Dấu hiệu rong kinh sau sinh
Nếu bạn gặp một trong những hiện tượng dưới đây, có thể bạn đang bị rong kinh. Một số triệu chứng rong kinh sau sinh thường gặp như:
Thời gian hành kinh trên 7 ngày: Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 21-35 ngày, thời gian hành kinh từ 3-5 ngày. Nếu kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày hoặc kinh nguyệt xuất hiện sau 1-2 ngày dứt kinh. Dấu hiệu này cho thấy có thể bạn bị rong kinh.
Lượng máu kinh nguyệt lớn, dai dẳng: Lượng máu trong kỳ kinh chảy ồ ạt hoặc lắt nhắt kéo dài trên 15 ngày, kèm theo đó là chứng đau rát khó chịu.
Ra cục máu đông, cơ thể mệt mỏi: Đối với các trường hợp do bệnh lý, ban đầu kinh nguyệt vẫn có màu đỏ sẫm, không đông như kỳ kinh thông thường. Sau đó, kinh nguyệt có thể có màu đỏ tươi, vón cục máu đông, cơ thể mệt mỏi do bụng dưới căng tức, chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể rệu rã.
Xuất huyết nặng: Nếu lượng huyết chảy ồ ạt, kéo dài nhiều ngày, gia đình cần nhanh chóng đưa sản phụ đến bệnh viện bởi đây có thể là dấu hiệu xuất huyết hậu sản.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng rong kinh sau sinh
Nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bị rong kinh sau khi sinh con, trong đó các chuyên gia đưa ra 3 nhóm nguyên nhân gây nên hiện tượng rong kinh sau sinh con.
Mất cân bằng Hormone
Trong thời gian mang thai, giai đoạn sinh nở và cho con bú, hormone trong cơ thể mẹ biến động dẫn đến sự thay đổi khác trong cơ thể, trong đó chu kỳ kinh nguyệt thay đổi là một điển hình. Lúc này, lượng kinh nguyệt tiết ra nhiều hơn, thời gian dứt kỳ kinh kéo dài.
Tổn thương cơ quan sinh sản
Phụ nữ sau sinh bị rong kinh cũng có thể đến từ nguyên nhân buồng trứng, tử cung của mẹ bị tổn thương trong quá trình mang thai hoặc giai đoạn sinh nở. Nguy hiểm hơn, hiện tượng rong kinh sau sinh báo hiệu mẹ có thể mắc các bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang… Do đó khi gặp tình trạng này, mẹ cần thăm khám và điều trị kịp thời.
Đối với phụ nữ sinh mổ, rong kinh sau sinh mổ có thể do những biến chứng từ cuộc phẫu thuật. Bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ để có hướng xử lý nhanh.
Dùng thuốc tránh thai
Việc có thai trở lại quá sớm sau sinh có thể gây nên bất tiện, khó khăn trong việc chăm sóc bé sơ sinh cũng như phục hồi thể trạng mẹ. Vì thế nhiều mẹ bỉm dùng thuốc tránh thai thay vì các biện pháp bảo vệ khác để giảm khả năng thụ thai. Tuy nhiên, một số thành phần trong thuốc tránh thai có thể mang đến tác dụng phụ, làm rối loạn nội tiết tố nữ. Đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng mẹ bị rong kinh sau sinh.
Cách chữa rong kinh sau sinh an toàn và hiệu quả
Nếu bị rong kinh sau sinh phải làm sao? Mẹ bỉm cần bình tĩnh và xác định nguyên nhân, từ đó có cách chữa trị rong kinh sau sinh phù hợp và kịp thời.
Cách chữa rong kinh sau sinh tại nhà bằng gừng: Gừng có tính nóng, giúp làm ấm cơ thể, thông lạc, hồi dương, trị nhiều bệnh khác nhau trong đó có rong kinh.
Bạn dùng gừng làm gia vị nấu ăn, hoặc nấu trà gừng uống 4 lần/ngày và dùng khi còn ấm. Mẹ bỉm có thể thêm mật ong để tăng hiệu quả điều trị và dễ uống hơn.
Mẹo chữa rong kinh sau sinh bằng đu đủ xanh: Đu đủ xanh làm giảm lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh, giảm các cơn đau, căng tức ở vùng tử cung. Bạn chỉ cần xay đu đủ xanh uống hàng ngày, dùng đều đặn trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, bạn có thể chế biến đu đủ xanh với các món ăn như canh, hầm thịt, xào,… vừa lợi sữa lại nhanh hồi phục cơ thể.
Trị rong kinh bằng bột tầm xuân: Tầm xuân có công dụng trừ phong, thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết chỉ huyết, giảm đau, giải độc, thường được sử dụng để điều trị 1 số bệnh như rong kinh, rối loạn kinh… Ngoài ra, bột tầm xuân chứa nhiều vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt dễ dàng. Bạn có thể pha bột tầm xuân với nước uống hàng ngày, nên uống ít nhất 3 lần/ngày thay nước.
Dùng ngải cứu: Ngải cứu có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam.
Cách làm:
Bước 1: Chuẩn bị Ngải cứu 16gr, Cỏ hôi 20gr, Hy thiêm 12gr, Ích mẫu thảo 12gr, Hương phụ chế 10 gr.
Bước 2: rửa sạch và phơi khô các nguyên liệu.
Bước 3: Cho 600 ml nước sắc với các vị trên, cô lại còn 150ml, chia uống làm hai lần trong ngày, dùng liên tục trong 3 – 4 tháng.
Tham khảo thêm: Chăm sóc mẹ sau sinh
Lưu ý cho mẹ sau sinh bị rong kinh
Đối với trường hợp rong kinh sau sinh do sự thay đổi hormone nữ, mẹ bỉm có thể yên tâm vì sau một thời gian, cơ thể sẽ học cách cân bằng và ổn định.
Nếu hiện tượng rong kinh vẫn tiếp diễn, đây có thể do các nguyên nhân gây rong kinh khác. Mẹ cần đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa uy tín để điều trị. Song song đó, mẹ cần chú ý một số điều sau:
– Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước muối loãng hoặc dung dịch vệ sinh lành tính, tránh thụt rửa vào sâu âm đạo vì có thể gây viêm nhiễm do khuẩn vùng kín.
– Kiêng quan hệ vợ chồng: bạn và chồng không nên quan hệ trong thời gian bị rong kinh. Quan hệ vợ chồng có thể gây tổn thương bên trong, gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
– Bổ sung sắt cho cơ thể: rong kinh kéo dài khiến cơ thể phụ nữ thiếu hụt lượng máu lớn. Việc bổ sung sắt là một điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể bổ sung sắt từ thực phẩm hữu cơ hoặc uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ.
– Tăng cường các thực phẩm chứa sắt: thịt bò, cải bó xôi, ngũ cốc, rau bina… là một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt. Chị em có thể xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh từ các loại nguyên liệu này để bổ sung lượng máu thiếu hụt.
– Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái: tinh thần thoải mái, giấc ngủ sâu là những liều thuốc giúp cơ thể sớm cân bằng. Bạn có thể kết hợp các hoạt động nhẹ nhàng, tránh căng thẳng sẽ làm giảm mệt mỏi khi lượng máu tiết ra nhiều.
– Thay băng vệ sinh thường xuyên: vùng kín ẩm ướt khiến vi khuẩn dễ phát triển, tăng nguy cơ gây các bệnh viêm nhiễm. Vì thế khi thấy lượng kinh nguyệt nhiều, mẹ bỉm nên thay băng vệ sinh liên tục, giữ vùng kín thoáng sạch.
Rau kinh sau khi sinh sẽ không còn là điều quá đáng sợ nếu mẹ bỉm phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời. Trên đây là những thông tin về hiện tượng rong kinh sau sinh cũng như cách điều trị. Hy vọng mẹ bỉm sớm khỏe mạnh để chăm sóc bé yêu tốt nhất.