Không còn rạn da sau sinh

Rạn da sau sinh là một hiện tượng rất phổ biến, đa phần các chị em phụ nữ đều gặp phải do số cân nặng tăng quá nhanh và tăng nhiều trong thời kỳ mang thai. Mặc dù rạn da không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng lại rất mất thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin, không thể mặc được những bộ cánh thời trang và phong cách.

randasausinh
rạn da sau sinh

Một số nguyên nhân gây ra rạn da

Nguyên nhân bị rạn là khi tăng cân quá nhanh, da bị kéo căng đột ngột không kịp co giãn để đáp ứng, thích nghi với sự tăng kích thước quá nhanh, làm kết nối giữa các collagen và các sợi đàn hồi elastin dưới da bị giãn căn quá mức rồi đứt gãy, tạo thành các vết rạn trên da. Đồng thời, điều này còn làm cho cấu trúc bề mặt da trở nên kém đàn hồi và không còn được săn chắc.

Rạn xa thường xuất hiện ở các vùng da mỏng, yếu và rất dễ bị tổn thương như đùi, bụng, bẹn, hông… Lúc mới hình thành, các vết rạn thường có màu tía, thâm hoặc tím và có thể kèm theo cảm giác ngứa râm ran ở vùng da bị rạn. Lâu dần, chúng sẽ nhạt màu dần và chuyển sang màu trắng, lan rộng và lõm xuống sâu hơn. Mặc dù rạn da không gây hại đến sức khỏe, nhưng nó lại là “kẻ thù số 1” đối với ngoại hình của bạn gái sau sinh.

Nói về nỗi khổ tâm sau sinh, chị Hồng Ngọc, Quận 3 TPHCM cho biết: Sau khi sinh xong, làn da của mình không còn mịn màng, săn chắc như trước kia nữa và trông rất xấu xí. Điều này khiến tôi mất tự tin vào ngoại hình của mình, ngại mặc quần áo ngắn, bikini. Khi đi team bulding với tập thể công ty, tôi không dám mặc đồ ngắn tắm vì sẽ lộ hết các vết rạn. Khổ tâm nhất là đời sống sinh hoạt của vợ chồng cũng bị ảnh hưởng bởi “anh xã” không còn nồng nhiệt như trước khi “gần gũi”.

Cũng chung tâm trạng, chị Kim Ngân, Quận 5, TPHCM tâm sự: “Xem sách báo mình rất ngưỡng mộ mấy cô diễn viên, người mẫu. Họ sinh xong lại càng xinh đẹp, quyến rũ. Cũng là con gái tôi cảm thấy thiếu tự tin khi đối diện với chồng bởi da vùng bụng nhăn và bị rạn. Không biết làm cách nào để các vết rạn biến mất”.

Cách khắc phục tình trạng rạn da

Cũng giống như các vấn đề về da khác, nếu không chữa kịp thời, để các vết rạn da càng lâu thì sẽ càng khó điều trị và có khi còn bị rạn vĩnh viễn. Vì vậy, bạn cần thực hiện một số cách giúp giảm và mờ vết rạn sau sinh. Thường nếu chú ý chăm sóc vùng da từ giai đoạn mang bầu thì sau khi sinh, tình trạng rạn da sẽ đỡ hơn và việc điều trị cũng nhanh chóng hơn. Bạn có thể tham khảo một số cách đơn giản dưới đây để khắc phục tình trạng rạn da sau sinh:

longtrung
lòng trứng

Sử dụng mặt nạ

– Lòng trắng trứng: thoa lòng trắng trứng lên khu vực bị rạn da, chờ khô, rửa sạch bằng nước lạnh một cách đều đặn.

– Khoai tây: mỗi ngày chỉ cần luộc một củ khoai và trộn nhiễm với một thìa chanh tươi, sau đó các mẹ đắp lên vùng da rạn trong 15 phút và rửa lại với nước ấm.

– Nha đam: trộn tinh dầu nha đam và dầu oliu, sau đó mát xa nhẹ nhàng mỗi ngày để khắc phục vùng da xấu xí.

– Nghệ tươi: Dùng nghệ tươi giã nhỏ đắp lên vùng bụng mỗi ngày cũng sẽ khiến vết rạn mờ đi, vùng da thêm săn chắc.

– Tinh dầu dừa: Bôi tinh dầu dừa lên vết rạn mỗi ngày sẽ giúp vùng da bị rạn phục hồi, sáng mịn. Dưỡng chất trong dầu dừa sẽ thẩm thấu vào da, giúp làm mềm và tăng độ đàn hồi cho da.

 

Tập thể dục

Hằng ngày, dành 15 – 20 phút thực hiện các bài tập thể dục, chạy, đi bộ hoặc yoga sẽ giúp tăng cường sức khỏe, kiểm soát cân nặng và da săn chắc hơn.

taptheduc
tập thẻ dục

Đồng thời, mỗi tuần tẩy tế bào chết cho vùng da bị rạn 1 – 2 lần với các loại kem tẩy tế bào chết dành cho da nhạy cảm hoặc hỗn hợp đường và chanh, nhằm giúp da mịn màng, tươi mới, kích thích tế bào da tái tạo.

Ngoài những phương pháp trên, để khắc phục vấn nạn rạn da, bạn cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng, uống nhiều nước để tăng tính đàn hồi cho da hoặc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà sẽ mang lại hiệu quả hơn. Hơn hết, trong thời gian mang bầu, bạn cần phải kiểm soát cân nặng, tránh để tăng cân quá nhanh.