Dinh dưỡng sau khi sinh cho mẹ và bé

Những ai lần đầu mang thai thường nghĩ rằng sinh nở xong xem như đã trút được gánh nặng ngàn cân. Thực tế hoàn toàn ngược lại, “hành trình” thực sự chỉ vừa mới bắt đầu khi em bé chào đời. Chăm sóc cả mẹ lẫn bé sau khi sinh là một hành trình dài cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng, sự kiên nhẫn. Có rất nhiều bà mẹ rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc nghiêm trọng hơn là trầm cảm khi họ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn từ chế độ dinh dưỡng sau khi sinh, giảm cân sau khi sinh, thậm chí là áp lực kinh tế sau khi sinh.

chamsocbevamesausinh
chăm sóc bé và mẹ

Kiến thức cần biết về dinh dưỡng sau sinh

Điều quan trọng nhất với người mẹ sau sinh là cần phải hồi phục lại sức khỏe một cách nhanh nhất. Sau khi sinh, sản phụ có nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cao hơn bình thường, vì ngoài việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể người mẹ, một phần dinh dưỡng sẽ chuyển hóa tạo thành sữa cho con bú, vì thế người mẹ cần được bổ sung đa dạng các loại thực phẩm. Có được vậy, bạn cần trang bị cho mình kiến thức về dinh dưỡng cho mẹ và cả dinh dưỡng cho bé.
Nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh đặc biệt là những người đang nuôi con bú, năng lượng cung cấp tỷ lệ với lượng sữa sản xuất. Vì vậy trong 3 tháng đầu, năng lượng tăng thêm mỗi ngày là 550 Kcalo tương đương với 3 bát cơm mỗi ngày.

Những điểm lưu ý trong dinh dưỡng của mẹ 

  • Bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất: béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.
  • Chọn thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, uống nước hoa quả để bổ sung vitamin và chất khoáng. Hạn chế và cân bằng thức ăn quá nhiều chất béo (giò heo hầm), thịt kho. Chú trọng thực phẩm giàu canxi, sắt, khoáng chất.
  • Khẩu phần ăn nên chia ra làm nhiều bữa trong ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tránh táo bón, uống nhiều nước từ 2 – 2,5 l/ngày.
  • Cần loại bỏ quan niệm béo sau sinh đồng nghĩa bạn đã ăn đầy đủ chất. Nên kiểm soát cân nặng và không nên quá kiêng khem khiến dinh dưỡng trong sữa mẹ không đạt chất lượng.
  • Tránh xa những thức ăn cay nóng như: hành, ớt, hồi hương, hẹ, rượu… vì chúng dễ làm đổi mùi sữa mẹ. Cũng không nên ăn thức ăn sống, lạnh vì dễ làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Những loại nước uống có chất kích thích như rượu, bia cũng nên loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Một số loại thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh

  • Thịt gà, cá, xương sườn, thịt bò: Chứa khá nhiều protein, canxi, phốt pho, mùi vị dễ ăn, đều là những thực phẩm tốt có thể dùng sau khi sinh.
  • Mì sợi:  Mì sợi cho thêm trứng gà, thịt băm và rau xanh rất tiện dụng và có – giá trị dinh dưỡng.
  • Đậu xanh: Lượng protein và xenlulozơ trong đậu xanh khá cao, có tác dụng tiêu nóng giải nhiệt, trị độc, là thực phẩm lý tưởng cho phụ nữ sau khi sinh nhất là về mùa hè.
  • Hải đới: Trong mỗi 100g hải đới có chứa 1,77mg canxi, 98g xenlulo, 150mg sắt, giúp tan máu ứ, bổ sung lượng sắt đã mất, có tác dụng kích thích tiết sữa, có thể hầm lẫn hải đời với gà, xương sườn, chân giò hoặc nấu thành canh.
  • Rau quả: Kích thích thèm ăn, tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp quá trình tiêu hóa và bài tiết tốt.
  • Sữa  dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú, chọn loại sữa có bổ xung loại chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng khả năng hấp thu của mẹ.
dinhduong
dinh dưỡng

Với bé từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, thức ăn chính cho bé vẫn là sữa mẹ nên mẹ cần đặc biệt lưu ý đến dinh dưỡng bản thân để cung cấp đủ sữa chất lượng cho bé bú. Không ăn theo sở thích và thói quen mà cần ăn khoa học theo chế độ dinh dưỡng cho bé. Đến khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn có thể linh hoạt thay đổi thực đơn để bé cảm thấy ngon miệng chứ không nên tuân theo thứ tự một cách cứng nhắc và nên thoải mái cho bé ăn gì bé cảm thấy hào hứng. Không nên quá kỹ tính mà bỏ qua khả năng khám phá, cảm nhận thức ăn từ bé.