Chăm sóc sau khi sinh thời kỳ hậu sản

Care with Love – Theo dân gian, người ta coi hậu sản là thời kì 3 tháng sau khi sinh còn Y học hiện đại quan niệm hậu sản là giai đoạn 6 tuần (42 ngày) kể từ ngày sinh. Đây là khoảng thời gian các cơ quan sinh dục (ngoại trừ vú vẫn phát triển để nuôi con) dần trở lại bình thường như trước khi mang thai.

Vì vậy, giai đoạn này rất quan trọng, phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt, để phòng ngừa một số bệnh có thể gặp trong thời gian hậu sản. Dưới đây là một số bệnh hậu sản thường gặp và cách chăm sóc sau sinh cho phụ nữ nhằm phòng tránh bệnh.

 

phu-khoa_zpsb48b40cf
khám phụ khoa

Băng huyết

Băng huyết là tai biến sản khoa hay gặp nhất, nguy cơ cao nhất trong 24h sau khi sinh em bé và là một nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ.

Triệu chứng chung của các trường hợp này là chảy máu nhiều ngay sau khi đẻ và sổ rau. Khi máu ra nhiều, sản phụ có thể bị choáng, xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi… Tùy từng nguyên nhân (đờ tử cung, sót rau, rách đường sinh dục…) mà có thêm những triệu chứng đặc trưng khác. Phải có biện pháp can thiệp kịp thời và thích hợp cho từng trường hợp.

benh-hau-san_zps439b38e3
bệnh hậu sản

Cơn đau tử cung 

Sau khi em bé chào đời, trong tử cung vẫn của mẹ còn máu cục, sản dịch… nên thỉnh thoảng tử cung có những cơn co bóp mạnh để tống các chất dư thừa ra ngoài gây nên những cơn đau tử cung. Ở một số sản phụ, các cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày.

Các cơn đau tử cung đặc biệt cũng có thể gặp khi cho trẻ bú, do oxytocin được giải phóng ra nhiều. Sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn vào ngày thứ 3 sau khi sinh. Những biện pháp massage phục hồi dành riêng cho mẹ sau sinh sẽ giải tỏa các mẹ khỏi các cơn co cơ.

Nhiễm khuẩn hậu sản

Hiện tượng nhiễm khuẩn từ đường sinh dục ( âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng rau bám). Vi khuẩn gây bệnh có thể từ cơ thể sản phẩm, người xung quanh, dụng cụ đỡ đẽ, thủ thuật mổ lấy thai…

Triệu chứng ban đầu có thể chỉ là sốt nhẹ (>38độC), đau táy, mưng mủ chỗ bị viêm, sản dịch hôi, mệt mỏi, ăn uống kém… Nếu nặng, sản phụ có thể sốt rất cao, rét run, choáng, hạ huyết áp…

Sản dịch 

Là dịch tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu tiên của thời kỳ hậu sản. Sản dịch bao gồm máu cục và máu loãng chảy từ niêm mạc tử cung nhất là từ vùng rau bám, các mảnh ngoại sản mạc, các sản bào, các tế bào biểu mô cổ tử cung và âm đạo bị thoái hóa và bong ra. Trong 3 ngày đầu, sản dịch gồm toàn máu loãng và máu cục nhỏ nên có màu đỏ sẫm.

Từ ngày thứ 4 đến 8, sản dịch loãng hơn, chỉ còn là một chất nhầy có lẫn ít máu nên có màu lờ lờ máu cá. Từ ngày 9 trở đi sản dịch không có máu chỉ là một dịch trong hoặc trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử…

Sau cuộc vượt cạn hiện tượng này kéo dài 2-3 tuần nữa. Theo liệu pháp của y dược dân tộc, các mẹ nên thực hiện xông hơ toàn thân hoặc xông hơ vùng kín để thúc đẩy quá trình đào thải sản dịch sau sinh.

Nếu sản dịch ra nhiều, kéo dài hoặc đã hết huyết đỏ sẫm, lại ra máu tái lần cần phải theo dõi sót rau khi đẻ, nếu sản dịch bị nhiễm khuẩn, sẽ có mùi hôi. Sau 3 tuần, ở một số sản phụ có thể ra một ít máu qua đường âm đạo, đó là hiện tượng thấy kinh non do niêm mạc tử cung phục hồi sớm.

Nếu không cho con bú, 6 tuần lễ sau khi sinh chị em có thể có lại kinh lần đầu tiên, và đó cũng là dấu hiệu chấm dứt thời kỳ hậu sản. Kỳ kinh nguyệt đầu thường kéo dài hơn các kỳ kinh bình thường.

21_zps842cf7c7-1_zps6dd1137e
massage

Như đã nói ở trên, trong thời kỳ hậu sản, sản phụ cần chế độ chăm sóc đặc biệt vì cơ thể có nhiều biến đổi cũng như tinh thần không thoải mái vì chưa thích nghi được cuộc sống có thêm thành viên mới. Bạn có thể liên hệ dịch vụ chăm sóc sau khi sinh tại nhà Care with Love, các nữ hộ sinh chuyên nghiệp sẽ chăm sóc bạn với chế độ sau khi sinh giúp tinh thần thoải mái, khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, Care with Love còn có các gói dịch vụ chăm sóc cho bé sơ sinh như: tắm bé tại nhà,  massage bé sơ sinh, dạy trẻ các tiếp xúc xúc giác cơ bản, để bé có một khởi đầu thật tốt.