Cách bảo quản sữa mẹ chuẩn y khoa: bé khỏe, mẹ nhàn

Sau thời gian nghỉ thai sản, mẹ phải xa bé yêu 8-10 tiếng mỗi ngày để trở lại với công việc. Chính vì thế bạn phải vắt sữa ra để sẵn để con có thể tiếp tục nhận nguồn dưỡng chất quan trọng này. Tuy nhiên liệu mẹ có biết cách bảo quản sữa mẹ để giữ trọn hương vị và dinh dưỡng chưa? Cùng Care With Love tìm hiểu trong bài viết sau.

Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Làm thế nào để duy trì lượng sữa mẹ sau thời gian nghỉ thai sản cũng như cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất. Mẹ có thể tham khảo một số cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt sau đây.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

bao-quan-sua-me

Tủ lạnh là vật dụng tiện ích phù hợp cho mẹ trữ sữa cho bé. Bạn cần đảm bảo một số quy tắc sau để chất lượng và mùi vị sữa mẹ được giữ nguyên, đảm bảo cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ chuẩn khuyến cáo từ chuyên gia.

– Dùng túi đựng sữa chuyên dụng: Sau khi vắt sữa ra, mẹ đổ ngay vào các túi trữ sữa chuyên dụng. Bên ngoài túi cần được ghi rõ giờ, ngày vắt sữa hoặc dán nhãn. Trong trường hợp bé đi nhà trẻ, mẹ cần ghi tên bé để tránh nhầm lẫn.

– Sữa sau khi vắt cần bỏ ngay vào tủ lạnh để đảm bảo chất lượng sữa mẹ.

– Thời gian bảo quản sữa trong tủ lạnh: sữa đặt trong tủ lạnh có thể dùng được trong vòng 2 ngày sau vắt. Mẹ có thể bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút, sau đó trữ trên ngăn đá tủ lạnh là phương pháp trữ sữa mẹ lâu hơn.

– Nếu thực hiện đúng cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể lưu trữ trong vòng 1-2 tuần với loại tủ cánh đơn, 3 tháng đối với loại tủ hai cửa có chế độ phun sương. Nếu làm đúng cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh với mức nền nhiệt -18 độ C, sữa mẹ có thể dùng trong vòng 6 tháng.

– Bạn nên dùng các loại túi đựng sữa có dung tích 80-120 ml để rã đông/làm ấm nhanh, làm thời gian làm lạnh cũng như tránh lãng phí sữa mẹ nếu bé không bú hết.

– Trong trường hợp bảo quản sữa khi cúp điện thời gian dài, bạn có thể xếp các túi sữa trong thùng đá lạnh cách nhiệt.

Cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường

cach-bao-quan-sua-me

Trong trường hợp không có tủ lạnh để bảo quản sữa mẹ sau khi hút, bạn đừng quá lo lắng. Care With Love mách nhỏ một vài cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh như sau.

– Bảo quản sữa mẹ ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc các nguồn nhiệt cao. Nếu phòng bạn có điều hòa, nên duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 25-27 độ C.

– Sử dụng thùng cách nhiệt để lưu trữ sữa mẹ vừa đảm bảo an toàn, lại phù hợp với điều kiện của bạn. Cách thức trữ sữa bạn có thể tham khảo gợi ý phía trên.

Khi bé bú sữa vắt ra trữ ở nhiệt độ thường, bạn chỉ cần ngâm bình/túi đựng sữa vào nước ấm là bé có thể dùng được (không cần hấp cách thủy).

Tuy nhiên Care With Love vẫn khuyến khích mẹ chuẩn bị tủ lạnh để quá trình trữ sữa đảm bảo an toàn và chất lượng.

Một số lưu ý khi bảo quản sữa mẹ

Để đảm bảo chất lượng sữa mẹ, trong quá trình trữ sữa mẹ cần chú ý một vài điều sau.

Thời gian trữ sữa

bao-quan-sua-me-dung-cach

Thông thường, sữa mẹ sau khi vắt có thể dự trữ ở nhiệt độ phòng (25-27 độ C) trong khoảng 6 giờ; ở nhiệt độ thấp hơn có thể kéo dài 8-10 giờ. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường không kéo dài quá 4 giờ; trời nắng nóng là dưới 1 giờ, dưới 20 độ C không quá 2 giờ.

Bên cạnh đó, thời gian bảo quản sữa mẹ sau khi vắt không giống nhau do tùy thuộc vào chất lượng sữa từng người, nhiệt độ phòng lúc vắt sữa. Do đó việc xác định thời gian bảo quản sữa mẹ khi vắt ra có sự linh hoạt.

Số lượng sữa vắt ra

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể vắt trữ lượng sữa khoảng 80-120 ml đủ cho bé dùng trong ngày.

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, chú ý khẩu phần ăn của bé để mẹ trữ lượng sữa phù hợp. Bạn không nên quá lạm dụng vì có thể cho bé bú khi làm về.

Cách rã đông sữa từ tủ lạnh ra cho con bú

Cách rã đông sữa từ tủ lạnh ra cho con bú

Nếu lượng sữa về nhiều khiến bạn tức ngực, bạn vắt sữa ra song không có ý định cho bé dùng ngay. Lúc này, bạn có thể trữ sữa trong tủ lạnh để tránh lãng phí nguồn dưỡng chất này.

Khi rã đông sữa mẹ từ tủ lạnh, bạn cần lấy sữa từ ngăn đá tủ lạnh xuống ngăn mát tủ lạnh 0.5-1 ngày trước khi mang ra ngoài nhiệt độ phòng. Tương tự, trước khi trữ sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh, bạn cần đặt túi sữa đã vắt vào ngăn mát tủ lạnh trước.

Sau khi lấy sữa từ tủ lạnh ra, bạn nên lắc đều bình/túi sữa, sau đó hấp cách thủy rồi cho bé dùng sữa ấm.

Trên đây là những thông tin về cách bảo quản sữa mẹ cũng như một số lưu ý cách bảo quản sữa mẹ đúng cách. Care With Love hy vọng bài viết cung cấp các thông tin để mẹ an tâm hơn khi nuôi con bằng sữa mẹ. Chúc hai mẹ con luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: Cách cai sữa cho bé.