Ăn dặm cho bé: thời điểm bắt đầu & tập cho trẻ thế nào?

Tập ăn dặm là một giai đoạn phát triển mới của trẻ. Ăn dặm cho bé giúp cơ thể trẻ nạp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự hoàn thiện thể chất và trí não. Cùng Care With Love tìm hiểu quá trình ăn dặm cho bé diễn ra như thế nào nhé.

Vì sao mẹ nên cho bé tập ăn dặm?

Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Bước qua giai đoạn 6 tháng, bên cạnh nguồn sữa mẹ, bé cần được tập ăn dặm để bổ sung dưỡng chất từ thức ăn bên ngoài, hoàn thiện cơ quan tiêu hóa.

Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Bước qua giai đoạn 6 tháng, bên cạnh nguồn sữa mẹ, bé cần được tập ăn dặm để bổ sung dưỡng chất từ thức ăn bên ngoài, hoàn thiện cơ quan tiêu hóa.

Theo nghiên cứu y khoa, bé nhận đủ lượng sắt tự nhiên dành cho sự phát triển 6 tháng đầu đời. Qua giai đoạn này, bé cần nạp lượng sắt từ các thực phẩm bổ sung để tăng trưởng tốt nhất.

Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng gồm nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm rau củ và trái cây, nhóm chất béo. Việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ giúp bé tăng cường trí tuệ, phát triển hệ thần kinh cũng như vận động thể chất tốt hơn.

Khi nào bé bắt đầu ăn dặm?

Theo thông tin khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ chỉ nên tiến hành cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé mới phát triển để dung nạp và hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm được tiếp vào cơ thể.

Theo thông tin khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ chỉ nên tiến hành cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé mới phát triển để dung nạp và hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm được tiếp vào cơ thể.

Trẻ ăn dặm bằng bột quá sớm có sao không? Nhiều mẹ quá lo lắng con không đủ cân nặng, hoặc muốn bé phát triển nhanh hơn nên tiến hành ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi, thậm chí từ 4 tháng tuổi. Care With Love không khuyến khích mẹ lên lịch và thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng bởi trẻ ăn dặm quá sớm có thể gặp các vấn đề:

– Bé chán bú sữa mẹ, dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu có trong sữa mẹ khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, suy dinh dưỡng.

– Tăng nguy cơ béo phì.

– Trẻ có thể bị dị ứng thực phẩm vì hệ tiêu hóa bé 4-5 tháng tuổi chưa hoàn thiện. Thậm chí nếu tập ăn dặm cho bé từ tháng thứ 6, mẹ hết sức cẩn thận và chú ý biểu hiện của con.

– Bé có nguy cơ bị đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy cho chưa thể phân giải thực phẩm protein, lipid.

– Bé dễ sặc và nghẹn vì hệ thống cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa hoạt động phối hợp nhuần nhuyễn, bé chưa thể dùng lưỡi đẩy thức ăn vào đúng đường tiêu hóa.

– Bé bị đầy bụng, khó tiêu gây khó ngủ, mất ngủ.

Mẹ có thể tham khảo bác sĩ nhi, chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề bắt đầu tập ăn dặm cho bé yêu khi nào phù hợp với thể trạng và phát triển của con nhất.

Mẹ bắt đầu tập ăn dặm cho bé như thế nào?

Bạn có thể cho bé tập ăn vào bất kỳ bữa nào trong ngày. Mẹ có thể chia nhiều bữa, khẩu phần nhỏ cho mỗi lần ăn dặm để trẻ làm quen với thức ăn mới.

Bạn có thể cho bé tập ăn vào bất kỳ bữa nào trong ngày. Mẹ có thể chia nhiều bữa, khẩu phần nhỏ cho mỗi lần ăn dặm để trẻ làm quen với thức ăn mới.

Nếu bé tỏ thái độ ghét bỏ, khóc khi ăn dặm, mẹ đừng cố gắng ép bé ăn. Hãy tiến hành ăn dặm cho bé sau 1-2 tuần. Nếu bé tiếp tục không hợp tác, mẹ hãy thử đổi vị bột ăn dặm cho bé.

Một cách giúp bé ăn dặm khác mẹ có thể tham khảo. Hãy cho bé bú một ít sữa mẹ trước, cho bé ăn lượng thức ăn dặm rất nhỏ, sau đó tiếp tục cho bé bú. Biện pháp này giúp trẻ vừa làm quen với dụng cụ ăn dặm vừa đảm bảo các cơ quan thích nghi với giai đoạn phát triển mới.

Những lưu ý khi bé bắt đầu ăn dặm

Để đảm bảo con ăn dặm thành công và chuẩn khuyến cáo y khoa, mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

Lựa chọn thời điểm tập ăn dặm cho bé phù hợp

Theo các nghiên cứu y khoa, mẹ nên tập cho bé ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên không phải mọi trẻ đều ăn dặm bằng dấu mốc này. Mẹ chỉ cho con ăn dặm khi bé có khả năng ngồi vững (người lớn hỗ trợ), cổ cứng cáp có thể quay đầu theo các hướng, con có thể nhai nuốt thức ăn mềm, lỏng.

Tiếp tục cho bé uống sữa mẹ/ sữa công thức

Mẹ cần hiểu rằng ăn dặm không phải thay đổi hoàn toàn thực đơn của bé bằng đồ ăn ngoài. Thức ăn ở thời điểm này như một thực phẩm bổ sung, không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ.

Mẹ cần hiểu rằng ăn dặm không phải thay đổi hoàn toàn thực đơn của bé bằng đồ ăn ngoài. Thức ăn ở thời điểm này như một thực phẩm bổ sung, không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ.

Kiên nhẫn đợi bé làm quen thức ăn mới

Nếu con chỉ có thể ăn 1-2 muỗng thức ăn dặm trong những lần đầu, bố mẹ đừng quá lo lắng. Đây là trải nghiệm hoàn toàn mới với bé khi phải làm quen với hoạt động nhai nuốt, các dụng cụ ăn dặm (muỗng) và thức ăn rắn trong miệng. Chính vì thế mẹ hãy thật kiên nhẫn để con làm quen và thích nghi với sự phát triển này nhé.

Tránh dùng sữa bò và mật ong

Sữa bò là nguồn dưỡng chất tốt nhưng dễ khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu. Tương tự, mật ong rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên với trẻ dưới một tuổi không được sử dụng mật ong. Hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh không thể phân giải một số chất có trong mật ong, gây ra tình trạng ngộ độc nặng. Chính vì thế, bạn không dùng sữa bò và mật ong trong thực đơn ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi.

Dọn dẹp “bãi chiến trường” sau khi bé ăn dặm

Bé thường lạ lẫm và cố cầm nắm, tinh nghịch với điều mới mẻ, cho dù đó là thức ăn của mình. Bạn cần chuẩn bị tinh thần sẵn sàng dọn dẹp “bãi chiến trường” sau mỗi bữa ăn dặm của con. Mẹ có thể dùng các dụng cụ hỗ trợ như muỗng và khay phù hợp, yếm cho bé ăn dặm, bàn ăn dặm cho trẻ… Ngoài ra, chuẩn bị thảm lót dưới bàn ăn của trẻ giúp công việc dọn dẹp không quá nặng nhọc.

Trên đây là một số thông tin về tập ăn dặm cho bé yêu. Hy vọng bài viết cung cấp các kiến thức đầy đủ để mẹ và bé có thể nhanh chóng làm quen với giai đoạn phát triển mới này.

Xem thêm: Cách cai sữa cho bé.