Trẻ mấy tháng biết ngồi và cách mẹ hỗ trợ bé tập ngồi

Bé biết ngồi là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng. Trẻ mấy tháng biết ngồi và mẹ cần lưu ý điều gì khi bé trải qua giai đoạn này là điều mà nhiều mẹ muốn tìm hiểu. Cùng Care With Love khám phá nhé.

Tầm quan trọng của giai đoạn bé học ngồi

tre-may-thang-biet-ngoi

Ngồi là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh. Quá trình này đánh dấu khả năng và kỹ năng vận động của trẻ đã bước sang một giai đoạn mới. Bé có thể vui chơi, khám phá và nhìn ngắm thế giới theo cách mới. Đồng thời giai đoạn này giúp các bữa ăn của trẻ thêm thú vị, chuẩn bị cho giai đoạn trẻ tập ăn dặm.

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Mấy tháng bé biết ngồi là câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm và thắc mắc? Theo các nghiên cứu chuyên khoa, từ 4 tháng tuổi bé có thể học cách tập ngồi bằng cách tự chống tay. Từ tháng thứ 6, con có thể tự chống tay và ngồi dậy. Giai đoạn này mẹ vẫn cần chú ý sát sao bé.

Khoảng 7-9 tháng, trẻ có thể tự ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ từ người lớn.

Trẻ mấy tháng biết ngồi được cho là sớm? Một số trẻ tập ngồi sớm đã có thể tự ngồi vững vào tháng thứ 6. Nếu bố mẹ chưa thấy con ngồi được trong thời gian này đừng quá lo lắng nhé. Hãy quan sát con nhiều hơn và hỏi thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Bé học ngồi như thế nào?

Bên cạnh vấn đề trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi, điều kiện để con có thể ngồi là điều được nhiều người quan tâm.

Bên cạnh vấn đề trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi, điều kiện để con có thể ngồi là điều được nhiều người quan tâm. Điều kiện để trẻ học ngồi là phần cổ và đầu của con thật cứng cáp, con có thể phản xạ quay đầu theo các hướng khác nhau. Do đó bé có thể ngồi khi chủ động kiểm soát được phần đầu và cổ.

Bé học ngồi có thể được chia thành các giai đoạn sau:

– Từ 4 tháng tuổi, cơ cổ và phần đầu của bé dần cứng cáp. Con có thể ngẩng đầu lên khi nằm sấp, có thể quay đầu theo chuyển động.

– Khoảng 4-5 tháng, trẻ có thể tự chống thẳng tay nâng phần ngực lên cao, không chạm mặt đất.

– Sau 5 tháng, bé có thể tự ngồi trong thời gian ngắn với các công cụ hỗ trợ, làm trụ. Mẹ cần theo dõi và hỗ trợ bé, chèn các vật như gối, nệm mỏng xung quanh làm điểm tựa.

– 7 tháng tuổi, bé có thể ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ từ bố mẹ và các dụng cụ làm điểm tựa. Khi này, trẻ có thể với đồ chơi, xoay đầu và người theo ý muốn.

– 8-9 tháng tuổi, mẹ hoàn toàn yên tâm khi trẻ đã ngồi vững và chủ động làm điều con thích.

Vậy là mẹ đã tìm được câu trả lời mấy tháng trẻ biết ngồi rồi đúng không nào.

Mẹ có thể làm gì để hỗ trợ bé tập ngồi

Để bé tập ngồi an toàn và hiệu quả

Để bé tập ngồi an toàn và hiệu quả, mẹ có thể hỗ trợ con bằng các cách:

– Nâng ngực và cổ của bé, giúp cơ cổ trẻ cứng cáp hơn và chủ động kiểm soát phần đầu.

– Chuẩn bị đồ chơi, các vật dụng nhiều màu sắc kết hợp tiếng động vui tươi nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Bé có thể nhoài, với tay và người tạo điều kiện cho các cơ quan vận động phát triển. Đồng thời, bé học cách cân bằng hai cánh tay và cơ thể mình.

– Mẹ cần theo sát trẻ, để trẻ trong tầm mắt, quan tâm mọi hành động của trẻ để đảm bảo bé học ngồi an toàn.

Những lưu ý khi trẻ tập ngồi

Khi bé bắt đầu giai đoạn học ngồi, thời gian cho bé ngồi không kéo dài quá lâu. Khi bé có các biểu hiện như quấy khóc, khó chịu, trượt người sang hai bên chứng tỏ bé mệt hoặc bị đau

– Khi bé bắt đầu giai đoạn học ngồi, thời gian cho bé ngồi không kéo dài quá lâu. Khi bé có các biểu hiện như quấy khóc, khó chịu, trượt người sang hai bên chứng tỏ bé mệt hoặc bị đau. Mẹ cần cho bé nằm trở lại để giảm tình trạng khó chịu cho con.

– Trẻ mấy tháng có thể ngồi không hoàn toàn giống nhau giữa các bé. Có bé 4 tuổi đã bắt đầu tập ngồi, song có bé đến 9 tháng mới bước đến giai đoạn này. Nếu thấy con chưa thể ngồi theo các thông tin đã đọc được, mẹ chớ quá lo lắng. Hãy kiên nhẫn chơi cùng con cũng như thiết kế các bài tập để kích thích bé tập ngồi.

– Trong trường hợp bé quá 9 tháng chưa thể ngồi, bố mẹ nên đưa con đến các phòng khám chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và cho lời khuyên, bởi bé có thể mắc các chứng chậm phát triển cơ quan vận động.

– Không ép trẻ ngồi quá sớm nếu con chưa thật sự sẵn sàng. Cho bé tập ngồi sớm có thể ảnh hưởng đến hệ xương khớp, gây ra các tác động xấu đến quá trình phát triển của con. Do đó bố mẹ chỉ tập ngồi cho bé khi con có những dấu hiệu muốn học.

– Cần đảm bảo môi trường xung quanh bé không có các vật dụng nguy hiểm như dao kéo, ổ điện, vật sắc nhọn, cạnh bàn… nhằm tránh tổn thương nếu chẳng may bé té ngã.

Trên đây là những thông tin giải đáp vấn đề trẻ mấy tháng biết ngồi cũng như hành trình bé phát triển trong giai đoạn 4-9 tháng tuổi. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích và kiến thức để mẹ sẵn sàng giúp con trong thời gian này.