Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là phương pháp hiệu quả giúp trẻ tránh mắc các bệnh lý nguy hiểm, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Thực tế nhiều mẹ sữa chưa nắm được thông tin lịch tiêm chủng, những mũi tiêm bắt buộc cho trẻ sơ sinh… Care With Love sẽ giúp mẹ nắm rõ kiến thức này.

Tầm quan trọng tiêm phòng cho bé sơ sinh

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là bắt buộc trong tiến trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Việc tiêm phòng cho bé sơ sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ trẻ mắc các bệnh nguy hiểm như lao, viêm não, viêm gan…

Thời gian tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

tiem-phong-cho-tre-so-sinh

Nhiều bố mẹ đã tiêm chủng cho trẻ sơ sinh song quên vấn đề tiêm nhắc lại. Thậm chí, một số người cho rằng mũi tiêm nhắc lại không quá quan trọng và thường bỏ qua. Tuy nhiên điều này không đúng. Một số mũi vacxin cần phải tiêm lại theo lịch cách (1 năm, 5 năm…) để đảm bảo phòng ngừa các bệnh lý một cách toàn diện.

Theo các chuyên gia y tế, mũi tiêm phòng cho bé sơ sinh cơ bản chỉ có tác dụng bảo vệ bé trong khoảng 4-16 tuổi. Việc tiêm nhắc lại theo đúng lịch giúp bảo vệ sức khỏe trẻ suốt đời.

Để theo đúng lịch trình tiêm chủng mà Bộ Y tế đề xuất, mẹ cần liên tục cập nhật thông tin tiêm chủng mở rộng quốc gia để đảm bảo đúng thời gian tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, tiêm đủ và đúng lượng cho con.

Các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

– Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, bé sơ sinh được tiêm phòng Viêm gan siêu vi B.

– Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi:

+ Tiêm phòng BCG, ngừa bệnh lao phổi

– Đối với trẻ sơ sinh 2- 6 tháng tuổi:

+ Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3

+ Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4

+ Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3

+ Vắc-xin Rotavirus giúp ngăn ngừa Rotavirus – nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

Các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh

– Đối với bé 6-11 tháng tuổi:

+ Tiêm phòng cúm

– Các mũi tiêm cho bé từ 12-15 tháng tuổi:

+ Viêm não Nhật Bản B

+ Thủy đậu

+ Sởi, quai bị, Rubella

+ Viêm gan A mũi 1

– Các mũi tiêm cho bé 16-23 tháng tuổi:

+ Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4

+ Hib mũi 4

+ Viêm gan B mũi 4

+ Viêm gan A mũi 2

– Các mũi tiêm phòng cho bé trên 2 tuổi

+ Phòng Viêm màng não mô cầu A+C

+ Viêm não Nhật Bản mũi 3

+ Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu

+ Tiêm phòng thương hàn, tả

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mũi 6 trong 1 chỉ được thực hiện khi bé trên 6 tháng tuổi, tốt nhất tiêm khi bé 18-24 tháng tuổi.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Bé được tiêm phòng ngay sau khi sinh tại các cơ sở sản khoa. Đối với các mũi tiêm sau, mẹ đưa bé đến trạm y tế tại xã, phường gia đình cư ngụ để được tiêm phòng theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Ngoài tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở trạm y tế, mẹ cũng có thể đăng ký tiêm phòng cho trẻ sơ sinh tại các cơ sở tiêm dịch vụ. Tuy nhiên các mũi tiêm có thể tính phí hoặc phí cao hơn so với tiêm tại trạm y tế.

Đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần những gì?

Đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần những gì

Để chuẩn bị cho quá trình tiêm phòng vacxin cho bé, mẹ cần:

– Cho bé bú đủ sữa, không để bé ăn quá no hoặc quá đói.

– Tắm rửa và vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp hạn chế khả năng nhiễm trùng sau tiêm.

– Thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của trẻ, các bệnh lý mạn tính trẻ mắc phải, tiền sử dị ứng, biểu hiện sau các lần tiêm trước của trẻ…

– Tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần đối với các mũi phòng lao, thủy đậu, sởi…

Những lưu ý sau khi tiêm phòng cho trẻ

Những lưu ý sau khi tiêm phòng cho trẻ

– Sau khi tiêm phòng, nốt đỏ chỗ tiêm sẽ biến mất trong khoảng 0,5-1 giờ.

– Vết tiêm có thể bị sưng, tấy, áp xe tại chỗ.

– Bé có thể sốt nhẹ, khó chịu, quấy khóc, nổi hạch… hiện tượng này kéo dài 1-3 ngày và sẽ tự kết thúc. Mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định từ bác sĩ chuyên trách.

– Một số trường hợp da tại vết tiêm có xuất hiện mủ, tấy đỏ, vết loét vỡ ra kéo dài trong khoảng 2 tuần lễ. Sau đó, vết loét lành lại tạo một vết sẹo nhỏ trên tay.

Dấu hiệu sau tiêm phòng cần đưa trẻ đến bệnh viện

Dấu hiệu sau tiêm phòng cần đưa trẻ đến bệnh viện

Sau khi tiêm chủng, một số biểu hiện bất thường có thể xảy đến. Mẹ cần theo dõi và nhanh chóng đưa bé đến các trung tâm y tế nếu:

– Co giật toàn thân.

– Nôn trớ sữa, bú kém, bỏ bú sữa mẹ.

– Môi, tay chân tím tái.

– Tay chân lạnh, da nổi vân tím.

– Sốt cao hơn 39 độ C, tình trạng sốt kéo dài trên 24 giờ, cơ thể bé không đáp ứng thuốc hạ sốt.

– Quấy khóc kéo dài, kém tương tác, lờ đờ, li bì và mê man.

– Thở nhanh, nhịp thở gấp, khó thở, thở rít giật từng cơn.

– Các dấu hiệu bất thường khác khiến mẹ lo lắng.

Trên đây là một số thông tin về tiêm phòng cho trẻ sơ sinh. Bài vi mang tính cung cấp thông tin mang tính tham khảo. Mẹ nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm chủng cho bé để an toàn và hiệu quả.