Đừng để con thức giấc

Từ khoảng 6 tháng tuổi, bé bắt đầu ngủ liền giấc, không cần phải thức dậy “ăn khuya”. Lúc này, giấc ngủ liền mạch là tiền đề bé phát triển tốt về chiều cao, sức khỏe, hệ miễn dịch, trí não, giúp bé mau lớn, đạt được những giai đoạn phát triển quan trọng theo lứa tuổi. Bạn đang hồi hộp đón chờ khoảnh khắc con thức dậy, biết cười thật yêu với mẹ, biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi hay bi bô tập nói? Hãy đầu tư cho con một giấc ngủ liền mạch bằng cách loại bỏ những yếu tố có khả năng quấy rầy giấc ngủ của thiên thần nhỏ nhé!

1.Bé đói

bedoi
Bé đói

Bữa tối chưa đủ năng lượng hoặc trong vài ngày nào đó, bé bất chợt có nhu cầu ăn nhiều hơn bình thường có thể là lý do khiến bé thức dậy để “đòi ăn”. Bé thường sẽ khóc để báo hiệu và khi không được “nạp năng lượng” sẽ khóc to hơn. Nếu bé thức dậy theo đúng lịch trình ăn ban ngày, bé có khả năng đói thật sự. Chẳng hạn, cứ 4 giờ lại ăn một bữa, bé sẽ thức dậy sau 4 giờ ngủ đêm).
Giải pháp: Bạn cho bé uống sữa nhưng không bật điện sáng, nói chuyện hay chơi đùa với bé. Bé sẽ ngủ lại khi cảm thấy no đủ.
2. Bé khát

bekhat
Bé khát


Ít người để ý đến nguyên nhân này nhưng nếu thời tiết nóng nực, ban ngày được uống quá ít nước, bé thức dậy có thể chỉ vì cảm thấy khát, muốn được mẹ cho uống nước.

Giải pháp: Bạn cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho bé vào ban ngày (nước lọc, sữa, nước canh…) theo sát liều lượng nước cần thiết của từng độ tuổi.

 

3. Phản xạ giật mình

begiatminh2
Phản xạ giật mình


Còn được gọi là phản xạ Moro, là phản xạ bình thường ở trẻ sơ sinh, xảy ra vài giây khi bé sợ hãi điều gì đó như tiếng động lớn hay cơn ác mộng. Một số bé sẽ ngủ lại ngay khi giật mình, nhưng nhiều bé bỗng thức giấc.

Giải pháp: Phản xạ Moro thường giảm trước 4 tháng. Sau 4 tháng, nếu bạn vẫn thấy con có phản xạ giật mình, bạn nên đưa con đến bác sĩ để kiểm tra não.

 

4. Nhiệt độ

belanh
Giữ ấm cho bé


Nóng quá, lạnh quá đều làm bé thức giấc. Khi đó, bạn sờ vào vùng gáy và lưng của bé, nếu thấy mồ hôi nghĩa là bé nóng quá. Nếu sờ chân, tay bé thấy lạnh, nghĩa là nhiệt độ trong phòng lạnh quá.

Giải pháp: Nhiệt độ phù hợp trong phòng ngủ cho trẻ nhỏ là khoảng 26 độ C.

5. Bé muốn khám phá kỹ năng mới
Bé biết cách đá, lật, ngồi hoặc đứng… và muốn thực hành điều đó cả trong đêm. Nếu bé thức dậy không khóc, tỏ ra tỉnh táo, vui vẻ, muốn chơi và i a nói chuyện với bạn, rất có thể bé rơi vào trường hợp này.
Giải pháp: Bạn nhẹ nhàng nói với bé đây là thời gian để ngủ, sau đó dỗ bé ngủ lại. Không kích động bé với giọng nói, tiếng cười lớn hoặc ánh sáng chói mắt.

 

6. Mọc răng

bemocrang
Bé mọc răng


Khi mọc răng, bé cảm thấy ngứa và đau lợi. Trung bình từ 6 tháng, các bé thường có chiếc răng đầu tiên và thức dậy trong đêm vì tình trạng này.

Giải pháp: Nếu bé sốt cao, bạn cần cho bé uống thuốc hạ sốt. Trường hợp bé đau và khóc nhiều đêm liền, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho bé. 

7. Ánh sáng
Mặt trăng xuyên qua cửa sổ, ánh đèn từ ngoài đường, ánh điện chói khi bạn bật đèn đi vệ sinh… tất cả đều có thể kích thích sự tò mò, khiến bé dễ thức giấc.
Giải pháp: Bạn nên có rèm cửa để che chắn ánh sáng từ bên ngoài lọt vào. Có thể bật đèn ngủ mờ, không nên bật đèn lớn khi bạn thức dậy.

8. Bé có bệnh trong người
Cảm, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt… những bệnh thường gặp ở trẻ em này khiến bé khó chịu và không ngủ liền giấc. Bé thường khóc và đòi mẹ ẵm, bồng, không muốn nằm xuống giường.

Giải pháp: Đưa con đến bác sĩ và điều trị theo đúng liệu trình đến khi bé khỏi bệnh.

9. Thiếu vitamin Y
Cảm giác không được ôm ấp, thiếu vitamin tình yêu (vitamin Y) thường khiến trẻ bất an. Bé thức dậy chỉ vì “xin mẹ tí yêu thương” đấy thôi.

Giải pháp: Bạn ôm bé vào lòng, vỗ về một chút, bé sẽ rúc vào lòng mẹ, cảm thấy êm dịu, bình yên và nhanh chóng quay về giấc ngủ.

10. Tã ướt, bẩn
Là nguyên nhân phổ biến thứ hai phá vỡ giấc ngủ liền mạch của bé sau nguyên nhân đói. Bé không có khả năng kiểm soát bàng quang suốt từ lúc đi ngủ đến sáng hôm sau nên sẽ tiểu rất nhiều trong khi đang ngủ. Nếu tã không có khả năng thấm hút tốt sẽ khiến nước tiểu tràn ngược, bé bị ướt, lạnh, ngứa ngáy, khó chịu và thức dậy đòi mẹ thay tã.

Giải pháp: Tiêu chí chọn tã giấy cho bé nên gồm 5 tiêu chí: Thấm hút suốt đêm, lớp khô thoáng tăng cường, lớp ngoài mềm như cotton, dưỡng da cho bé, và phần eo, hông co dãn mềm mại. Chỉ cần một miếng tã thấm hút tốt, thoải mái, bé sẽ có cả đêm thoáng khô và ngon giấc đến sáng.

Các gói chăm sóc bé sơ sinh tại nhà của Care With Love