Cho bé ngậm ti giả có lợi hay có hại – Mẹ nuôi con nên biết

Cho bé ngậm ti giả là giải pháp của nhiều mẹ nuôi con nhỏ. Bé sơ sinh và bé nhỏ rất thích cảm giác được ngậm ti mẹ. Tuy nhiên mẹ không thể ôm con cả ngày và để bé ngậm ti. Vì vậy, ti giả ra đời như một giải pháp giúp mẹ trấn an bé. Những khi bé cáu kỉnh, quấy khóc, mẹ thường cho bé ngậm ti giả dần dần sẽ là thói quen đối với bé

Như vậy, bé ngậm ti giả thay thế vú mẹ thật sự có tốt không? Nếu đây là một thói quen thì sẽ ảnh hưởng đến bé như thế nào chúng ta cũng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

 

Cùng tìm hiểu ti giả cho bé là đồ vật như thế nào?

Ti giả là một núm vú làm từ cao su, chất dẻo, hoặc silicone cho trẻ sơ sinh ngậm. Dạng tiêu chuẩn của nó có một núm vú, lá chắn miệng và tay cầm. Lá chắn miệng và tay cầm là đủ lớn để tránh cho trẻ bị nghẹt thở hoặc nuốt nó. Thông thường ty giả sẽ được làm từ vật liệu nhựa an toàn, hoặc silicone. Silicone sẽ phổ biến hơn, có tính đàn hồi, mềm, dẻo hơn nhựa.

Bên cạnh đó, nhựa an toàn phải là nhựa không chứa PBA. Không màu, không mùi, có độ mềm dẻo, đàn hồi như núm vú mẹ. Đối với các ti giả cho bé ngậm cần phải đảm bảo an toàn về nguồn gốc, xuất xứ. Ti giả cho bé ngậm có thể luộc nước sôi, hấp và khử trùng được.

Bé ngậm ti giả sẽ có lợi gì?

Ngậm ti giả giúp bé dễ đi vào giấc ngủ. Nhiều mẹ đã qua thời gian nuôi con nhỏ đều công nhận. Ti giả giúp các mẹ rất nhiều trong việc dỗ con ngủ nhanh hơn. Vì bé luôn có cảm giác được mẹ nâng niu, ôm ấp, vỗ về. Núm vú giả vì có hình dạng tương tự như núm vú mẹ nên giúp bé hết khóc, quấy nhiễu. Bé Luôn thấy mình được ở gần và ti mẹ là cảm giác hạnh phúc, vui vẻ của những đứa trẻ.

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường có thói quen ngậm tay hay cho bất kỳ món đồ nào chúng cầm được vào miệng, nhất là khi bé đang mọc răng. Việc làm này rất mất vệ sinh. Vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào miệng và gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp.  Vì vậy một số mẹ thường hướng bé đến việc ngậm núm vú giả để thay thế ngậm tay. Khi bé lớn hơn một chút, việc giúp con cai ngậm núm vú giả sẽ dễ dàng hơn so với việc chấm dứt thói quen mút tay của bé

Khoa học có những khuyến cáo về việc: ngậm ti giả khi ngủ sẽ làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ. Chính vì vậy những bố mẹ có con nhỏ muốn giữ an toàn cho bé thường chọn cách cho bé ngậm núm vú giả lúc ngủ.

Bé ngậm ti giả sẽ có hại gì? 

Cho trẻ ngậm ti giả sớm có thể gây ảnh hưởng đến quá trình bú mẹ. Mặt khác, nếu bé không chịu bú mà cứ đòi ngậm vú giả thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa của người mẹ. Bởi mẹ tiết sữa nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng sữa mà bé bú. Nếu bé ngưng bú thì lượng sữa tiết ra cũng giảm đi. Việc bú mẹ khác hẳn với việc bú bình hay ngậm núm vú giả. Vậy nên nếu cho bé dùng núm vú giả quá sớm sẽ khiến việc bú mẹ khó khăn hơn.

Cho bé ngậm ti giả thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng, có thể gây vẩu răng cửa và làm chệch khớp cắn. Nếu bé ngậm núm ti khi ngủ, hãy thử cho bé ngưng dùng ít nhất 6 tháng trước khi bé được 2 tuổi.

Ngậm ti giả ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tại giữa, vệ sinh không kĩ làm tăng khả năng bị tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiêu hóa…

Bé ngậm ti giả như thế nào cho an toàn, đảm bảo sức khỏe cho bé?

Mẹ nên cho bé ngậm ti giả khi bé đã hình thành được thói quen bú sữa mẹ. Nếu bé đang bú mẹ hoàn toàn và thoải mái với điều đó, không nhất thiết mẹ phải cho bé sử dụng núm ti giả nhé. Chỉ nên dùng trong trường hợp bất khả kháng thôi ah.

Nếu bé quấy khóc mẹ thay đổi tư thế bế ẵm hay cho bé nghe một bản nhạc, ôm vỗ về bé vào lòng để xoa dịu cơn khóc quấy của con. Núm vú giả chỉ nên dùng sau khi bé bú, hoặc lúc bé bình tĩnh. Đừng tạo thói quen cho bé dùng núm ti giả để giải tỏa cơn khó chịu.

Chọn núm vú liền một khối, làm bằng silicon. Núm vú hai mảnh thường sẽ rất dễ khiến bé hóc, nghẹn nếu bị đứt, vỡ. Luôn có hơn 3 chiếc ti giả vệ sinh kĩ cho bé để thay khi bé làm rớt. Núm vú giả cần được tiệt trùng kĩ trước khi cho bé ngậm.

Lưu ý khi cho bé ngậm ti giả

Không ép bé ngậm núm vú giả. Nếu bé không thích ngậm vào lần đầu, mẹ có thể thử lại 1-2 lần hoặc không cần cho bé ngậm ti giả để làm gì.

Không nên tập thói quen cho bé vừa ngủ vừa ngậm núm vú giả. Và nếu ti giả rơi ra khi bé đang ngủ, đừng đút nó lại cho bé.

Không sử dụng núm vú giả có bất cứ mùi vị nào đặc biệt vì sẽ ảnh hưởng đến vị giác và thói quen của con.

Thay núm vú giả thường xuyên và chọn ti giả phù hợp với tuổi của bé. Mẹ kiểm tra ti giả thường xuyên để phát hiện ti gãy, nứt…. Không được xâu dây để đeo ti giả quang cổ bé vì dễ làm bé ngạt thở.

Chúc mẹ thành công trong việc nuôi con nhỏ có và không có ti giả làm trợ thủ bên cạnh. Nếu có khó khăn hoặc cần lượng kiến thức nuôi con khoa học. Mẹ đừng ngần ngại gọi Care With Love để được tư vẫn và hướng dẫn cụ thể nhé!