Bé bị nôn biểu hiện bình thường hay bất thường

Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh mất đi sự bảo vệ từ trong bụng mẹ cộng thêm hệ miễn dịch còn yếu kém nên rất dễ bị bệnh. Trong khi đó, một mặt do còn mệt mỏi, một mặt có thể do thiếu kinh nghiệm nhất là ở những mẹ sinh con lần đầu khiến các mẹ rất bối rối, lo lắng trong việc chăm con và cho bé bú như thế nào.

Do đó, hiện nay rất nhiều mẹ đã chọn lựa và tin tưởng cũng như thật sự hài lòng bởi Care With Lovedịch vụ chăm sóc mẹ và bé. Gói chăm sóc trẻ sơ sinh toàn diện gồm các liệu pháp như cho bé bú, ru bé ngủ, vệ sinh, thay tã, theo dõi tình trạng sức khoẻ bé, bé bị nôn… nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho bé yêu phát triển, các mẹ hoàn toàn yên tâm giao bé cho bàn tay nâng niu, trách nhiệm của các nữ hộ lý có chuyên môn để có nhiều thời gian hơn nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ.

Không chỉ vậy, các mẹ còn được tư vấn nhiều kiến thức bổ ích về cách cho bé bú  hay các dấu hiệu về sức khoẻ của bé để có sự điều trị hợp lý. Trong đó, nôn trớ là một vấn đề rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, có nhiều dạng trẻ bị nôn trớ và nhiều nguyên nhân khác nhau.

 

Những biểu hiện trẻ bị nôn trớ nào là bình thường và biểu hiện nào là bất thường?

Nôn trớ là hiện tượng tống thức ăn chứa trong dạ dày ra ngoài do co bóp của cơ hoành, cơ bụng và cơ trơn của dạ dày. Qua đó,  trẻ bị nôn trớ đơn thuần là liên quan đến ăn uống, thường do trẻ bị ép ăn nhiều quá, bú quá no, nằm ngay sau khi bú hoặc do việc di chuyển, đi xe ô tô, thậm chí khóc hay ho kéo dài cũng kích thích phản xạ này…

Tuy nhiên, nếu bé vẫn khoẻ mạnh, chơi bình thường và tiếp tục tăng cân thì mẹ không cần phải lo lắng, quá căng thẳng về vấn đề này. Mỗi trẻ sơ sinh đều sẽ bị nôn trớ ít nhiều trong giai đoạn sau khi chào đời và thường không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có thể bị nôn trớ do co thắt môn vị, xuất hiện sớm trong những ngày đầu sau sinh dù trẻ bú sữa mẹ hay sữa ngoài, chất nôn là nước sữa hoặc sữa vón cục tuỳ theo thời gian sữa lưu lại dạ dày. Dù vậy, trẻ vẫn háu ăn, cơ thể vẫn phát triển bình thường. Bệnh sẽ giảm dần khi trẻ bắt đầu ăn chế độ đặc, vì khi ăn chất lỏng khiến không khí dễ vào dạ dày gây đầy hơi nên trẻ dễ bị nôn trớ.

 

Trẻ bị nôn trớ bất thường

Trẻ bị nôn trớ nhiều, kéo dài hoặc đột ngột bị nôn và kèm theo một số biểu hiện:

  • Đau bụng, bụng trướng.
  • Trạng thái lơ mơ hoặc kích thích.
  • Co giật.
  • Nôn trớ nhiều và kéo dài trên 24 tiếng.
  • Có thể mất nước: miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu.
  • Xuất hiện máu hay mật (màu xanh) trong dịch nôn. Nếu tình trạng nôn trớ ra mật xanh thì cần phải đưa bé đi khám ngay, còn đối với dịch nôn có một chút máu tươi thì có thể do các mao mạch ở thực quản bị xước khi phản xạ nôn quá mạnh, thường không đáng lo ngại. Và chỉ nên gọi bác sĩ hoặc cho bé đến bệnh viện trong trường hợp trẻ tiếp tục nôn trớ có lẫn máu với số lượng tăng dần

Lúc này tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh không còn là vấn đề bình thường nữa mà có nguyên nhân hể do bệnh lý.

  • Bệnh lý về đường tiêu hoá: dị tật bẩm sinh, tắc ruột, lồng ruột hay do viêm nhiễm như nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm ruột thừa, viêm dạ dày, nhiễm trùng ruột…
  • Bệnh lý khác, thường ở hệ thần kinh (u não, viêm màng não, xuất huyết màng não…), hệ hô hấp (viêm phổi, viêm mũi họng), viêm tai…

Với một số thông tin cơ bản trên, hy vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức và luôn chú ý theo dõi, chăm sóc bé cẩn thận để phòng tránh được bệnh tật hoặc được điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm xảy đến với bé yêu.