Các mẹ ơi, thai của mình đã được 7 tuần tuổi rồi, kích thước thai cũng gấp đôi tuần trước và to gần bằng kích thước của 1 quả Việt Quất rồi đấy. Vậy giai đoạn này có những thay đồi và điều tuyệt vời gì nào?
Những thay đổi của thai nhi khi 7 tuần tuổi
Hết tuần thứ 7 bố mẹ đã có thể “trông thấy mặt con” của mình, tuy nhiên khuôn mặt này sẽ còn hoàn thiện và thay đổi rất nhiều vào các tháng tiếp theo.
Em bé ở tuần thứ 7 của thai kỳ có kích thước 7 mm, tức là chỉ gần bằng đầu ngón tay út của mẹ mà thôi.
Trên khuôn mặt của bé sẽ xuất hiện 3 điểm đen, hơi lồi to đây chính là 2 mắt và mũi em bé. Tai đã bắt đầu xuất hiện nhưng rất nhỏ và chỉ là 2 chấm trên đầu của bé. Chân và tay đang dần được hình thành. Tim thai đã được chia thành 2 ngăn trái và phải với nhịp đập là 150 lần/phút.(Cũng khá bất ngờ phải không các mẹ?)
Não của em bé trở nên phức tạp hơn trong tuần thứ 7 này. Các xương hộp sọ còn rất mềm ở dạng mô đang phát triển, tròn hơn và khép dần lại để bảo vệ não bộ.
Cơ thể mẹ có những thay đổi gì nào?
Điểm nhấn trong tuần này là cổ tử cung của mẹ bé sẽ xuất hiện một tấm màng chắn bảo vệ bé với môi trường bên ngoài.
Màng chắn bảo vệ tại cổ tử cung là một trong những tấm giáp tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho hai mẹ con. Các tác động, mất cân bằng PH ở bên ngoài sẽ không xâm nhập vào bé. Màng này còn cho phép bố mẹ có thể quan hệ mà không ảnh hưởng đến bé yêu.
Dù đã là tuần thứ 7, nhưng bụng bầu của mẹ hầu như chưa to ra và mẹ vẫn có thể mặc những bộ đồ thường ngày nhưng hãy chú ý mặc rộng hơn một chút nhé.
Giờ đây để hạn chế những khó chịu của việc vòng 1 bị căng tức, mẹ cần chuẩn bị cho mình một vài chiếc áo ngực bầu có chức năng nâng ngực hoặc ít nhất cũng phải tăng size số áo lót. Điều này giúp mẹ bảo vệ vóc dáng của mình sau khi sinh.
[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ
Mẹ cần bổ sung vào thực đơn các loại thịt sẫm màu như thịt bò, thịt lợn nạc…và các loại rau lá xanh để đảm bảo lượng sắt cần thiết cho việc hình thành tế bào máu.
Tuần thai thứ 7, triệu chứng táo bón mang thai sẽ phổ biến và rõ ràng hơn. Tuy nhiên không cần phải lo lắng về nó quá nhiều vì có tới 70% các bà bầu mắc phải, nguyên nhân chính là các hooc môn progesterone gây giãn và làm giảm co bóp nhu động ruột, gây ra táo bón.
Ưu tiên cho một chế độ ăn uống giàu sắt và các loại vitamin với thực phẩm từ thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm sẫm màu. Thức ăn thực vật có chứa sắt như rau lá xanh, cải bó xôi, đậu khô và đậu Hà Lan…
Tiếp tục dùng vitamin tổng hợp trước sinh. Tuy nhiên, mẹ cũng cần nhớ rằng vitamin tổng hợp trước khi sinh không thể thay thế hoàn toàn cho những bữa ăn lành mạnh.
Quá trình phát triển của bé tuần 7 ( Nguồn Babycenter )
Lưu ý: Mỗi em bé phát triển một chút khác nhau – thậm chí trong bụng mẹ. Thông tin của chúng tôi được thiết kế để cung cấp cho bạn một ý tưởng chung của sự phát triển của bé.
Lời khuyên hữu ích cho mẹ và bố khi thai 7 tuần tuổi
Nếu trước khi mang thai mẹ có thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ thật tốt cho thời gian mang thai này. Một số mẹ bé có tham gia thể thao hay các môn thể thao vận động mạnh như điền kinh, thể dục dụng cụ… Các mẹ cần rút khỏi các môn này và thay thế bằng các môn nhẹ nhàng hơn.
Mẹ cũng chuẩn bị sẵn một vài loại hạt khô như đậu phộng, đậu nành, đậu Hà Lan… ăn khi thấy thèm và muốn nôn nhé mẹ bé!
Ngoài ra, bố hãy mua tặng mẹ một hộp kem chống rạn da nhé, dù rằng có thể mẹ chưa thấy những dấu hiệu bị rạn da nhưng bôi kem để giúp tăng tính đàn hồi ngay từ bây giờ mới hiệu quả.
Dù rằng cơ chế sinh học cho phép màng mỏng bảo vệ em bé nhưng sinh hoạt vợ chồng trong thời gian này cũng cần nên lưu ý giảm bớt để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Các phương pháp chăm sóc bầu các mẹ có thể thực hiện tại nhà như:
[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]
HOTLINE: 0909568102 – 0838352127