Bé phát triển thế nào ở tuần 39
Ở tuần thai này, em bé có cân nặng khoảng 3.2 kg, chiều dài không tăng lên mấy so với trước và vẫn đều đặn “nói chuyện” với mẹ bằng cách đá vào bụng mẹ.
Lông tơ giữ ấm trước đây và lớp màng venix đã biến mất, giờ đây bọc quanh bé là lớp da hồng hào khỏe mạnh sẵn sàng cho cuộc sống mới của bé.
Bé có nhịp đập tim khoảng 180 lần/phút vào những lúc bé cử động và khoảng 160 lần/phút lúc bình thường.
Những tuần cuối này, qua nhau thai, bé sẽ nhận được kháng thể từ cơ thể mẹ và hoàn chỉnh dần hệ miễn dịch trong suốt quãng thời gian còn lại.
[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]
Tuần thứ 39 mẹ thay đổi thế nào?
“Ôi thật là sốt ruột quá, vì sao bé vẫn chưa chịu ra nhỉ? Mẹ có cảm giác như chẳng thể chờ đợi thêm”
Cảm giác hồi hộp và mong chờ khiến mẹ cảm thấy sốt ruột. Sau 9 tháng mang nặng với thật nhiều biến đổi, các mẹ rất mong chờ được ngắm thiên thần của mình. Rất nhiều mẹ cảm thấy lo lắng không biết có vấn đề gì xảy ra không?
Hầu như các mẹ không thấy mình tăng thêm cân ở tuần thai này nhưng thực tế là chiếc bụng vẫn to ra chút ít.
Tử cung của mẹ cũng mềm ra hơn, tiết nhiều dịch nhầy hơn để bôi trơn cho quá trình chuyển dạ. Mẹ có thể dùng một vài miếng băng vệ sinh hàng ngày để thấm hút và theo dõi xem có vỡ ối không nhé.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ
Tuần này, chỉ cần mẹ điều chỉnh tâm lý thật thoải mái thì mỗi bữa ăn đều ngon miệng
Các bữa ăn đan xen nhau với nguồn dinh dưỡng phong phú xoay quanh 4 nhóm chính: chất bột đường, chất đạm, chất béo và trái cây rau củ sẽ chuẩn bị cho mẹ sức khỏe cho cơn chuyển dạ mất nhiều sức.
Cần phải nhắc mẹ về việc uống nước nữa, nước ép hoa quả và một vài loại nước ép có mùi tinh dầu như nước cam, nước chanh sẽ giúp tinh thần mẹ thoải mái hơn.
Quá trình phát triển của bé tuần 39 ( Nguồn Babycenter )
Lưu ý: Mỗi em bé phát triển một chút khác nhau – thậm chí trong bụng mẹ. Thông tin của chúng tôi được thiết kế để cung cấp cho bạn một ý tưởng chung của sự phát triển của bé.
Lời khuyên
Thể dục và tập luyện thường xuyên giúp mẹ giữ cân bằng thể chất và tinh thần, ngay cả những ngày gần sinh này, mẹ cũng cần duy trì chế độ tập luyện của mình.
Thay vì ngồi một chỗ sốt ruột chờ ngày sinh bé, mẹ hãy dành thời gian này cho việc thư giãn qua những bài tập yoga, hít thở nhẹ nhàng. Tắm nước ấm vào những ngày này là một bí quyết hay dành cho mẹ để giảm các mệt mỏi do mất ngủ đêm.
Không cần phải quá lo lắng về việc em bé có sinh già tháng hay không? Chỉ có em bé là biết chắc nhất về thời điểm mình sinh ra. Mẹ bé chỉ cần chú ý đếm cử động và tim thai vẫn đạt chuẩn là được.
Bố hãy ghé tai vào bụng mẹ để nghe thấy những nhịp đập mạnh mẽ của con, thật hạnh phúc với cảm giác sắp được làm bố. Bố cũng nhớ động viên mẹ nhé, mẹ có vẻ sốt ruột lắm đấy.
Thực tế chỉ có 5% các mẹ bầu sinh em bé đúng ngày dự sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do ngày trứng thụ tinh không được tính chính xác và một số mẹ ngay từ đầu không chắc chắn về chu kỳ kinh nguyệt của mình. Ngay cả khi mẹ bé sinh sau ngày dự sinh 1 – 2 tuần cũng không chắc chắn rằng em bé sinh già tháng.
Các mẹ bầu có thể tham khảo các dịch vụ chăm sóc tại nhà:
[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]
HOTLINE: 0909568102 – 0838352127