Mang-thai-tuan-thu-32-100

Tuần thai 32 rồi mẹ nhé, giai đoạn này hệ xương của bé ngày càng chắc khỏe hơn, mẹ hãy sẵn sàng để chuẩn bị chào đón con yêu chào đời trong vài tuần nữa nhé!

Tuần 32 bé phát triển ra sao

Hệ xương của bé yêu đang càng ngày càng chắc khỏe hơn, chỉ duy nhất xương hộp sọ còn mềm, chưa khép kín hoàn toàn để giúp bé yêu chui lọt cửa mình của mẹ.

Trong suốt thai kì, mẹ chăm chỉ bổ sung canxi giúp bé có một hệ khung xương cứng cáp nhưng riêng xương hộp sọ em bé vẫn rất mềm, đây là một cơ chế tự nhiên giúp bé chui lọt cổ tử cung của mẹ khi chuyển dạ. Vì thế, khi đỡ đẻ, các bác sĩ chuyên môn cao bao giờ cũng rất cẩn thận khi chạm vào đầu bé.

Bé yêu của mẹ sang tuần thứ 32 đạt tới chiều dài khoảng 43cm, nặng tầm 1,8kg và vẫn còn tiếp tục tăng cân trong các tuần tiếp theo. Lớp lông mịn màng giữ ấm bé đang rụng dần đi, thay thế bằng lớp mỏng hơn và ngắn hơn, ít hơn.

Hệ miễn dịch của bé được phát triển và hoàn thiện dần trong suốt 10 năm đầu đời, phòng tránh các bệnh tật cho bé yêu ở môi trường bên ngoài.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

tuan-thai-thu-32-chamsocmevabe

Những thay ở mẹ trong tuần 32

Mẹ cần giữ thăng bằng thể chất và tinh thần để phòng tránh các tình huống bị ngã do xảy chân hoặc choáng. Mẹ giờ đây có dáng đi như một nàng vịt bầu lạch bạch, vì chiếc bụng bầu lớn lên trông thấy.

Những lo lắng của mẹ về em bé, về cuộc sống sau này ngày một nhiều. Hữu ích nhất cho mẹ lúc này là thay vì lo lắng hãy dành thời gian đó cho kế hoạch, những kế hoạch cho tương lai đầy hạnh phúc cùng bé và gia đình.

Mẹ cần chú ý đến các cơn choáng khi thay đổi tư thế và dành thời gian nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ

Ợ chua, trào ngược và nóng do dạ dày khó hoạt động có thể xử lý bằng một số mẹo vặt về ăn uống dành cho mẹ.

– Nguyên tắc đầu tiên các mẹ cần nhớ là không ăn các món ăn chiên xào nhiều mỡ, các loại bột ngũ cốc rang xay như bột đậu nành, bột đậu đen…, không uống đồ có gas, cồn.

– Thứ hai là mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no gây đầy bụng, xen kẽ những món ăn vặt nhẹ mỗi khi cảm thấy thèm.

Quá trình phát triển của bé tuần 32 ( Nguồn Babycenter )

Lưu ý: Mỗi em bé phát triển một chút khác nhau – thậm chí trong bụng mẹ. Thông tin của chúng tôi được thiết kế để cung cấp cho bạn một ý tưởng chung của sự phát triển của bé.

Lời khuyên

Mẹ tiếp tục đến lớp học tiền sản đều đặn theo lịch và tham gia các giờ thể dục nhẹ nhàng, vận động cơ thể thường xuyên để phòng tránh tiền sản giật và hạ huyết áp.

Đi bộ và bơi lội giúp đôi chân của mẹ lưu thông máu tốt hơn, giảm đáng kể những triệu chứng phù chân tay hay giãn tĩnh mạch.

Tư thế ngủ nằm nghiêng trái cong như con tôm phù hợp cho các mẹ lúc này. Các mẹ cũng nên kê cao chân với gối bầu để có giấc ngủ thoải mái hơn.

Mẹ đứng lên ngồi xuống giờ đây đòi hỏi của mẹ khá nhiều sức, đặc biệt là chúng còn liên quan tới huyết áp của mẹ nữa. Nếu mẹ có tiền sử về huyết áp thì cần theo dõi chu đáo trong thai kỳ, tránh xúc động mạnh.

Bố của bé dù đi làm bận bịu cũng đừng quên giúp mẹ một số việc nhà nhé, mẹ bé sẽ rất xúc động và cảm ơn bố thật nhiều.

Tiền sản giật là một trong những hội chứng nguy hiểm ở bà bầu những tháng cuối và khi sinh. Tiền sản giật xảy ra ở những mẹ bé có huyết áp cao, dễ gây tử vong thai nhi vì bị bong nhau thai và giảm lượng máu, oxy đi nuôi bé.

Hơn 70% các bé sẽ không xoay đầu nữa sau tuần thứ 32. Đây là cột mốc khá quan trọng, cả ba và mẹ nên cùng đến gặp bác sĩ để biết được kế hoạch cho cuộc sinh của mình nhé.

Các phương pháp chăm sóc bầu các mẹ có thể thực hiện tại nhà như:

 

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

HOTLINE: 0909568102 – 0838352127