Tuần này, em bé của bạn kích thước bằng hạt đậu (khoảng 6mm). Vì thế, mẹ bầu cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để chuẩn bị cho bước phát triển kế tiếp của bé. Cùng Care With Love tìm hiểu thai nhi ở tuần thứ 6 nha các mẹ!

Tháng thai thứ 6, em bé có sự thay đổi gì nhiều không ?

Tuần này bé sẽ hình thành các cơ quan nội tạng của mình và bố mẹ có bất ngờ không khi biết rằng bé mới chỉ có kích thước bằng 1 hạt gạo?

Em bé bây giờ được gọi là một phôi thai và hoàn toàn có thể thấy rõ trên màn hình siêu âm. Chiều dài thai nhi khoảng 3,2 mm, và có kích thước bằng một hạt gạo vậy!

Tuần thứ 6 của thai kỳ đánh dấu những thay đổi mạnh mẽ của em bé. Tất cả các bộ phận cơ thể lớn – tim, thận, gan và phổi – bắt đầu hình thành; khuôn mặt – hàm, má, cằm, mũi và mắt cũng đã xuất hiện dù chưa có những nét tỉ mỉ.

Các bác sĩ đã nghe được tim thai rất rõ ràng với nhịp đập khoảng 100 -120 lần mỗi phút, nhanh hơn nhịp đập của tim mẹ bé rất nhiều.

Bởi vì chân, tay bé khi bắt đầu hình thành ở cuối tuần này còn rất ngắn và cuộn tròn với thân người nên các bác sĩ sẽ sử dụng chiều dài từ đầu đến mông bé làm chỉ số kích thước thai nhi.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]thai-ky-thai-tuan-thu-6

Cơ thể của mẹ bầu cảm nhận sự thay đổi

Đây là giai đoạn cao trào của việc ốm nghén, nguyên nhân chính là cơ thể mẹ đang phải thay đổi nội tiết tố, hooc môn để thích nghi với đòi hỏi từ em bé trong bụng!

Các triệu chứng ốm nghén khi này xuất hiện với mật độ dày và mạnh hơn trước. Bụng dưới, ngực luôn ở trong cảm giác căng phồng, còn dạ dày thì nôn nao dù cho bạn không ngửi thấy bất cứ mùi lạ nào, điều này khiến các mẹ cảm thấy khó chịu, đôi khi còn gắt gỏng nữa cơ!

Vì những tâm lý của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nên các mẹ cần tránh những cảm xúc tiêu cực nhé. Xem nào, mẹ bé có thể đọc sách, uống một tách trà nhạt và thủ thỉ tâm tình cùng bố để thấy dễ chịu hơn. Đừng lo lắng gì cả, mọi chuyện sẽ ổn.

Những tuần đầu này, nếu mẹ bé cảm thấy đau đầu hay xuất huyết vùng kín thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho mẹ

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh chính là chìa khóa vàng giải tỏa bản thân khỏi những cơn nôn ọe, mẹ bé hoàn toàn kiểm soát được chúng thông qua bữa ăn của mình”

Do sự tăng cao của nồng độ hooc môn trong cơ thể mà mẹ bị buồn nôn. Bí quyết là cải thiện việc bị nôn quá nhiều và cả tâm trạng là ăn những bữa ăn nhỏ hoặc đồ ăn nhẹ thường xuyên trong suốt cả ngày, tránh đồ chiên xào, uống nước nhiều hơn. Nếu mẹ cảm thấy thèm ăn những thức ăn lành mạnh, hãy cho phép bản thân được thỏa mãn.

Bổ sung vitamin C bằng các loại rau củ quả sạch như cam, bưởi, ổi… Trứng cũng là một thực phẩm cần thiết giúp mẹ có đủ chất cho bé mà không tăng cân chóng mặt.

Đồ hải sản sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cung cấp sắt, iot cho bé. Tuy nhiên, chúng phải tươi và được chế biến chín. Nhu cầu của các mẹ bầu khoảng 350gram thịt cá hay hải sản trong 1 tuần là vừa đủ.

Quá trình phát triển của bé tuần  6 ( Nguồn Babycenter )

Lưu ý: Mỗi em bé phát triển một chút khác nhau – thậm chí trong bụng mẹ. Thông tin của chúng tôi được thiết kế để cung cấp cho bạn một ý tưởng chung của sự phát triển của bé.

Lời khuyên cho mẹ và bố khi thai 6 tuần tuổi

Mẹ cũng nên thực hiện những bài tập thể dục dành cho bà bầu có tác dụng hỗ trợ mẹ bé giữ gìn sức khỏe và hạn chế các triệu chứng nghén, giúp các hooc môn điều hòa hợp lý hơn trong cơ thể.

Ở Việt Nam, các mẹ bầu được khuyên rằng không nên bơi và dầm mình dưới nước tuy nhiên khoa học đã chứng minh rằng, bơi nhẹ nhàng tại những bể bơi sạch, ấm áp sẽ rất tốt cho việc giảm đau nhức và căng thẳng thai kỳ. Mẹ bé cũng nên thử chứ nhỉ?.

Nếu không tìm được bể bơi như ý, mẹ bé hãy đi bộ nhé. Với 1 ngày làm việc 8 tiếng ở công sở thì 20 phút đi bộ trong công viên sẽ là liệu pháp tốt nhất cho cả mẹ và bé đấy.

Dù cho triệu chứng nghén tăng nhanh và mạnh hơn khiến mẹ bé mệt mỏi, nhưng mẹ cũng không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc chống nôn nào, hãy ăn một vài miếng bánh quy, bưởi và táo và xin lời khuyên từ bác sĩ.

Bố biết không, lúc này mẹ có thể thèm ăn nhiều thứ kỳ cục trái ngược với sở thích hàng ngày của mẹ nữa nhưng vì hai mẹ con, bố đừng cằn nhằn mẹ nhé!

Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên chia sẻ với chồng và người thân về những mệt mỏi và thay đổi của cơ thể, họ sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này và cảm thông với những cảm xúc tiêu cực của bạn”.

Chúc mẹ và bé vui khỏe mỗi ngày nhé!

 Các phương pháp chăm sóc bầu các mẹ có thể thực hiện tại nhà như:

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

HOTLINE: 0909568102 – 0838352127