Mang-thai-tuan-thu-41

Đã là tuần thứ 41 kể từ ngày bạn bắt đầu cảm nhận được sự xuất hiện của sinh linh nhỏ bé trong bụng, khiến bạn thực sự cảm thấy lo lắng khi em bé của bạn bướng bỉnh mãi không chịu chào đời.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

Thay đổi ở thai nhi tuần thứ 41

Lúc này em bé của bạn có chiều dài khoảng 50 cm cân nặng khoảng 3,2 kg. Ở tuần này, bé vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển trong bụng mẹ. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng không nhanh, và không có khác biệt nhiều so với những tuần trước.

Mẹ có thể đang nghĩ em bé khi chào đời chắc hẳn rất mập mạp vì bé còn được ở trong bụng mẹ thêm 1 tuần nữa mà. Nhưng không hẳn như thế đâu mẹ nhé. Thông thường bé sẽ không mập mạp hơn lắm đâu.

thai-ky-tuan-41(12)

Ngoài ra, đầu của bé vẫn còn chưa cứng lại, không được tròn trịa, giống hình chóp để thích ứng với ngã ba âm đạo rất hẹp của mẹ khi chào đời nữa. Làn da của bé trông vẫn còn nhăn nheo và có màu hơi bạc bạc. Nhưng bạn đừng lo lắng vì đây là những dấu hiệu rất bình thường.

Bộ phận sinh dục của bé khi vừa sinh có thể lớn hơn những trẻ sinh ở tuần thứ 39-40 do ảnh hưởng bởi các hooc mon trong cơ thể. Khi chào đời bé vẫn phát triển bình thường giống như những trẻ khác. Ngoài ra còn có hiện tượng rỉ ra một ít sữa ở đầu vú của bé nhưng đây là hiện tượng tự nhiên vì nó sẽ mất đi vài ngày sau đó.

 

Thay đổi ở mẹ khi mang thai tuần thứ 41

Đến tuần này, bạn không còn thấy mình tăng cân như trước nữa. Ngược lại do tâm lý lo lắng về em bé trong bụng, bé đã quá tuổi thai hay chưa, có gì bất thường xảy ra với bé không… khiến một số người còn bị giảm cân nhẹ. Tuy nhiên việc giảm cân này cũng không hẳn là xấu đối với tình hình sức khỏe của mẹ. Đó có thể là dấu hiệu của việc chuyển dạ trong vài ngày sắp tới.

 

 

Quá trình chuyển dạ tuần 41 ( Nguồn Babycenter )

 

Lưu ý: Mỗi em bé phát triển một chút khác nhau – thậm chí trong bụng mẹ. Thông tin của chúng tôi được thiết kế để cung cấp cho bạn một ý tưởng chung của sự phát triển của bé.

Lúc này bé đang nằm sát vùng xương chậu của mẹ, chèn ép gây khó chịu cho bàng quang. Do đó bạn cũng phải thường xuyên đi vào nhà vệ sinh hơn. Nhưng đến tuần này bạn đã cảm thấy dễ thở hơn nhiều do các áp lực lên cơ hoành giảm đi rất nhiều.

Tử cung của bạn đang mềm ra, trở nên dẻo dai và đàn hồi hơn trước, sẵn sàng cho ngày lâm bồn. Bên cạnh đó, việc tiết nhiều dịch nhầy ở âm đạo cũng là dấu hiệu cho ngày chuyển dạ đang tới gần.

Bạn không nên lo lắng quá, đừng tạo tâm lý mệt mỏi khi mang thai quá lâu vì cũng có rất nhiều phụ nữ ở trong trường hợp như bạn. Nếu bạn thực sự rất lo lắng và không thể nào ngăn được trong thời gian dài, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ có nên dùng các thủ thuật kích thích đẻ trong tuần này không nhé.

 

 

Các mẹ bầu có thể tham khảo các dịch vụ chăm sóc tại nhà:

 

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

HOTLINE: 0909568102 – 0838352127