Mang-thai-tuan-thu-36-100

Phát triển của thai nhi ở tuần thứ 36

Dù chẳng còn được lộn nhào chơi đùa vì nước ối ít dần đi, nhưng bé yêu vẫn thích đá đạp hay huých tay chân vào bụng mẹ. Lúc này, mẹ có thể thấy vết hằn lên trên bụng mỗi lúc như thế.

Mỗi lần bé đạp và huých vào bụng mẹ, sẽ thật vui biết bao khi bé thấy được bàn tay ấm áp của mẹ, một chút ấm nóng từ bàn tay cha cũng làm bé phấn khích lắm nhé.

Tóc của bé mọc dày và đen hơn trên đầu và mẹ cũng sẽ không cần bất ngờ quá nếu bé có ít tóc. Lớp tóc tơ này sẽ được bao phủ đầy đủ cho đến khi bé 2 -3 tuổi.

Lớp màng venix bọc quanh em bé giờ đây mỏng dần đi vì đã gần hết nước ối, nhưng vẫn đủ nhầy và trơn hỗ trợ bé chui tọt qua cửa mình của mẹ. Bé đang càng ngày càng di chuyển sâu hơn vào ống dẫn sinh đấy.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

tuan-thai-thu-36

Những thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần thứ 36

Cho đến thời điểm này, tử cung của mẹ đã mở rộng đến 1000 lần so với kích thước ban đầu của nó, dường như chẳng thể có thêm một chỗ trống nào nữa cả.

Tử cung của mẹ đã chạm tới xương sườn, những lúc ngồi hay nằm, mẹ thậm chí có thể đặt vững vàng một chiếc cốc, món đồ chơi nhỏ lên trên bụng. Ôi, thật tuyệt!

Sau khi kết thúc tuần này, số cân ký của mẹ sẽ tăng chậm lại do em bé chuẩn bị chào đời. Nếu mẹ thấy rằng mức tăng của mình vẫn nhanh và nhiều thì cần chú ý dừng lại một chút để tránh khó khăn cho việc giảm béo sau sinh.

Sức nặng của em bé đang dồn xuống khung xương chậu của mẹ. Vì vậy, mỗi khi đứng dậy, hãy tìm cho mình một điểm tựa chắc chắn, tránh bị ngã các mẹ nhé.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp hai mẹ con chuẩn bị sức khỏe cho cuộc sống sau này. Vì vậy, mẹ cần có đủ chất dinh dưỡng cần thiết dù đã tăng đến 12 – 13kg.

Dù cần có nhiều năng lượng cho cả hai mẹ con, nhưng mẹ không nên tiếp tục nạp quá nhiều chất béo từ thịt mỡ, sô-cô-la, đồ ăn nhanh…

Những chất giàu vitamin, canxi được ưu tiên nhiều hơn vì chúng giúp em bé đủ chất mà không bị béo phì, thai to gây khó sinh cho mẹ. Điều đó có nghĩa là hoa quả và rau củ cần được ăn nhiều hơn so với các loại khác.

Quá trình phát triển của bé tuần 36 ( Nguồn Babycenter )

Lưu ý: Mỗi em bé phát triển một chút khác nhau – thậm chí trong bụng mẹ. Thông tin của chúng tôi được thiết kế để cung cấp cho bạn một ý tưởng chung của sự phát triển của bé.

Lời khuyên

Những bước chân nặng nề khiến mẹ chẳng còn muốn đi dạo nữa, nhưng đừng dừng lại, cố gắng một chút để sinh em bé đỡ đau hơn nhé.

Em bé lọt vào giữa hai chân khiến mẹ vừa mệt vừa lo lắng, đi dạo nhẹ nhàng và ngồi nghỉ ngắn nếu mệt sẽ giúp bạn cân bằng việc tập luyện với dinh dưỡng nạp vào và sinh con dễ hơn.

Mẹ còn nhớ các bài tập về hít thở sâu chứ? Ngay cả khi ngồi trên giường, mẹ vẫn có thể thực hiện được bài tập  này, đây là bài tập hiệu quả, hỗ trợ cho quá trình rặn đẻ của mẹ đấy.

Nếu đã có con từ trước, khi chuẩn bị sinh em bé mới, mẹ sẽ rất bận bịu với bé sơ sinh, rất có thể mẹ sẽ quên khuấy mất anh chị của bé. Hãy chia sẻ với anh chị của bé về việc thêm thành viên và dạy bé cách yêu thương em của mình.

Bố có thể chuẩn bị trước một khoản dự phòng, một con đường dự phòng tới bệnh viện và cũng cần dự tính trước những người có thể giúp bố và mẹ chăm sóc bé tại bệnh viện sau khi sinh nữa. Những điều này là vô cùng cần thiết.

Các mẹ bầu có thể tham khảo các dịch vụ chăm sóc tại nhà:

 

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

HOTLINE: 0909568102 – 0838352127