Ở tuần thai thứ 34 này bé cử động và đá đạp tay chân khá nhiều, các mẹ hãy sẵn sàng chuẩn bị chào đón bé yêu của mình sắp chào đời nhé. Nhưng giai đoạn này mẹ cần cung cấp thêm những gì? Cùng Care With Love tìm hiểu thêm những kiến thức nhé!
Tuần 34 thai nhi tiến triển thế nào
Giờ đây, bé yêu đã nằm yên trong tư thế ngôi thuận và tập trung cho việc tăng cân để cứng cáp chào đời.
Bé ít xoay người hơn và thường đá đạp chân tay để hưởng ứng với những gì mẹ và bố nói từ bên ngoài. Bé đã nặng tới 2,2kg và có chiều dài khoảng 45cm, lớn hơn rất nhiều so với lúc thụ tinh.
Qua màn hình siêu âm, các bác sĩ có thể sẽ chỉ cho mẹ thấy một đoạn màu đen nằm trong ruột bé rất dính và quánh mềm. Đó chính là phân xu của bé, mà sau này, bé sẽ lần đầu đào thải nó ra chỉ sau khoảng 3 – 4 tiếng sau sinh.
Bé sẽ có một vết bớt của bà mụ đánh dấu ở bất kỳ vị trí nào trên da của bé. Thực tế, đó là một nhóm tế bào có sắc tố bị biến đổi ở tam cá nguyệt đầu tiên. Sau này khi bé lớn, có thể chúng sẽ mất đi hoặc tồn tại mãi mãi.
[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]
Cơ thể mẹ thay đổi ra sao ở tuần 34
Mặc dù cần ngủ và nghỉ ngơi thường xuyên, nhưng mẹ lại hầu như chẳng thể ngủ ngon lành được.
Chỉ với hai tư thế nằm nghiêng bên phải hoặc bên trái, các mẹ cảm thấy đau vai, mỏi lưng, mỏi đùi hơn. Nhờ bố xoa bóp hay dùng một túi chườm ấm nhẹ nhàng cho những vùng nhức mỏi này, mẹ sẽ ổn hơn.
Hai bên xương chậu bắt đầu tách rời và mẹ bé cảm thấy nhanh nhức mỏi hơn mỗi khi ngồi lâu. Hãy nghĩ đơn giản rằng, đây là một cơ chế tốt của tự nhiên giúp em bé chào đời dễ dàng các mẹ nhé.
Nếu mẹ thấy nước ối rò ra và có màu hơi xanh, mẹ cần phải đến bệnh viện và gặp bác sĩ sớm hơn dự định vì rất có thể, bé yêu đã đào thải phân xu ra nước ối và đang muốn được sinh ra.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ
Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để thấy ngon miệng và dễ chịu hơn cho cả hai mẹ con với chiếc dạ dày bị thu hẹp thể tích của mẹ lúc này.
Mẹ có để ý rằng mỗi khi uống thêm chút nước, những cơn co thắt giả Braxton Hicks cũng giảm đau đi không? Dù rằng mẹ không cảm thấy khát, nhưng việc uống nước cần được duy trì thường xuyên.
Vì dạ dày bị thu hẹp thể tích nên những bữa ăn no dường như không còn phù hợp nữa, mẹ cần chia nhỏ bữa ăn ra thành khoảng 6 -7 bữa và xen lẫn ăn vặt với các loại hạt.
Mẹ cần thêm một hộp sữa chua và ít hoa quả tươi để ăn những lúc thèm, đây cũng là một mẹo nhỏ giúp những mẹ biếng ăn bổ sung dinh dưỡng cho bé yêu.
Quá trình phát triển của bé tuần 34 ( Nguồn Babycenter )
Lưu ý: Mỗi em bé phát triển một chút khác nhau – thậm chí trong bụng mẹ. Thông tin của chúng tôi được thiết kế để cung cấp cho bạn một ý tưởng chung của sự phát triển của bé.
Lời khuyên
Mẹ cần được xoa bóp phần bắp chân và bàn chân nhẹ nhàng để mẹ có bước đi chắc khỏe và thoái mái nhất.
Mẹ có thể nằm hay ngồi trên giường, ghế sô-pha, để chân lên đùi của bố, bố sẽ giúp mẹ giải tỏa nhanh nhất những cơn chuột rút hoặc nhức mỏi ở chân bằng cách xoa nhẹ nhàng trên da.
Một số mẹ bầu tham gia tập yoga bầu từ đầu thai kỳ, đến tuần này đã rất quen với lịch tập sẽ được bổ sung thêm người hướng dẫn trực tiếp hoặc dụng cụ tập như bóng mềm, ghế chắc…để chống tay mỗi khi thay đổi bài cho an toàn.
Dù rằng rất cần ngủ và rất thèm ngủ, nhưng mẹ bầu chỉ nên ngủ giờ trưa ít hơn 1 tiếng để giấc ngủ ban đêm ngon hơn. Từ tuần này trở đi, mẹ sẽ đi khám thai theo tuần thay vì hàng tháng để bác sĩ kiểm tra em bé thường xuyên hơn.
Thỉnh thoảng bố hãy đặt tay lên bụng bầu của mẹ để nói chuyện và cảm nhận những cú huých, đạp rất dễ thương của bé. Những giây phút hạnh phúc đặc biệt này của gia đình sẽ không kéo dài vì mẹ sắp sinh bé rồi.
Các mẹ bầu có thể tham khảo các dịch vụ chăm sóc tại nhà:
[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]
HOTLINE: 0909568102 – 0838352127