Ở tuần thai này đánh dấu sự phất triển mới về phổi và hệ hô hấp của bé, mẹ cũng có những thay đổi trong cơ thể. Cùng Care With Love tìm hiểu sự phát triển của thai nhi ở tuần thai thứ 23 này nhé!
Thai nhi bắt đầu phát triển
Tuần thai thứ 23 đánh dấu những phát triển mới về phổi và hệ hô hấp của bé yêu trong khi đó lớp da nhăn nheo dần căng mịn hơn bởi các mô mỡ tích lũy ngày một dày hơn.
Bé yêu ở tuần tuổi thứ 23 có chiều dài khoảng 30cm, cân nặng khoảng 600gam. Mẹ bé cũng đừng lo lắng nếu kết quả siêu âm cho thấy bé nhỏ hơn một chút ít bởi mỗi bé yêu có tốc độ tăng trưởng khác nhau.
Phổi của bé yêu lúc này phủ nhiều chất nhầy nhẹ giúp bé có thể thổi phồng hai lá phổi lên và xẹp xuống theo nhịp thở mà không sợ các tế bào phế nang dính lại với nhau. Cuối tuần này bé yêu sẽ tập thở khi các mạch máu đã hình thành gần xong.
Ồ, thế bé yêu của mẹ thở bằng gì nhỉ? Tất nhiên là nước ối, một lượng nhỏ nước ối sẽ chạy ra chạy vào cơ thể bé theo nhịp thở của em bé đấy các mẹ ạ!
[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]
Mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt từ tuần 23
Những cú đạp nhẹ và khá đều đặn của bé yêu như một món quà dành cho các mẹ, em bé không ngừng di chuyển trong bầu bụng của mẹ.
Mỗi khi mẹ chuẩn bị đi ngủ hay nghỉ ngơi thì dường như em bé lại “quậy” hơn, làm các mẹ cảm thấy khó ngủ bởi em bé thường có lịch sinh hoạt hơi lệch với mẹ một chút. Không cần phải cố gắng thay đổi điều này đâu các mẹ ạ, cả hai mẹ con sẽ càng thân thiết hơn với những cú đạp yêu thương này.
Mỗi buổi chiều tối hay đêm, mẹ sẽ lại thấy đôi chân của mình nặng hơn, sưng phù ở mắt cá chân nữa, bởi em bé đang càng ngày càng lớn. Thêm vào chỗ ngồi làm việc quen thuộc của mẹ một chiếc ghế nhỏ để có thể kê cao chân hơn, điều này sẽ giúp các mẹ bé giảm phù chân.
Chảy máu chân răng cũng thường xảy ra ở giai đoạn bầu bí, đó là vì lúc này, các mạch máu dưới nướu hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Thay vì lo lắng về sức khỏe, các mẹ chỉ cần chăm đánh răng hơn thôi.
Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ
Giờ đây, thành phần natri có trong muối lạc, muối vừng, cua ốc, và chuối lại không còn cần thiết quá nhiều với mẹ bé nữa. Hạn chế ăn các loại thực phẩm này để giảm lượng nước bị tích ở đôi chân của mẹ nhé.
Việc tăng cân thường làm các mẹ cảm thấy khó chịu, nhưng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé yêu đều đang tăng lên, hầu hết các mẹ đều tăng khoảng 0,5 kg mỗi tuần trong tam cá nguyệt thứ 2.
Các phân tử natri sẽ giúp tích nước cho cơ thể, vì thế các mẹ bị phù chân nên giảm dần muối, cua ốc và chuối khi thấy chân bị phù. Tuy nhiên, nước vẫn cần cung cấp đủ cho bé khoảng 2– 2,5lít / ngày.
Quá trình phát triển của bé tuần 23( Nguồn Babycenter )
Lưu ý: Mỗi em bé phát triển một chút khác nhau – thậm chí trong bụng mẹ. Thông tin của chúng tôi được thiết kế để cung cấp cho bạn một ý tưởng chung của sự phát triển của bé.
Lời khuyên của chuyên gia
Các lớp yoga bầu hay các lớp học tiền sản sẽ hướng dẫn mẹ các động tác massage cho đôi chân. Tuy nhiên, vì vướng bụng bầu nên việc tự xoa bóp chân khá khó khăn với các mẹ, sao các mẹ không nhờ bố giúp đỡ việc này nhỉ?
Massage bầu hay còn gọi là xoa bóp tiền sản giúp ích hữu hiệu cho các mẹ mỗi khi cảm thấy mỏi lưng, vai và chân. Thật hạnh phúc khi được bố xoa bóp chân và trò chuyện cùng bé yêu lúc này.
Động tác đứng lên, ngồi xuống khi hai chân hơi dạng một cách nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường hoạt động của mạch máu ở chân và tập luyện cho cơ khung chậu của mẹ mở khi chuyển dạ. Nếu không có yếu tố nguy cơ sinh non, các mẹ hãy thử tập một ít động tác này mỗi ngày nhé.
Nằm nghiêng trái nhằm tránh chèn ép trọng lượng bầu lên mạch máu phía sau lưng của mẹ vốn là đường dây tiếp máu cho nhau thai. Hơn nữa, khi nằm ở tư thế này, các mẹ cũng tạo điều kiện cho tim và dạ dày của mình hoạt động tốt hơn nữa đấy.
Đối với bố thì mỗi ngày là một niềm vui với cả bố và mẹ khi cuối ngày làm việc mệt mỏi ở cơ quan mẹ được bố ngồi xoa bóp cho đôi chân, bờ vai và cánh tay. Nếu tuần này bố đi công tác thì thử đặt dịch vụ mát-xa bầu tại nhà cho mẹ xem sao? Chắc chắn bố sẽ yên tâm vì mẹ luôn khỏe ngay cả khi bố không ở bên cạnh.
Việc tập luyện luôn rất tốt cho mẹ, nhưng các mẹ cần nhớ rằng, không cố gắng giữ cơ thể ở một động tác cố định nào cả, thay đổi thường xuyên với những động tác dễ nhất sẽ an toàn cho mẹ và bé hơn.
Các phương pháp chăm sóc bầu các mẹ có thể thực hiện tại nhà như:
[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]
HOTLINE: 0909568102 – 0838352127