Sự phát triển của bé ở tuần 21
Tuần thứ 21 đánh dấu những trải nghiệm đầu tiên của bé về mùi vị khi bé trực tiếp nuốt và tiêu hóa nước ối của mình. Bé lúc này có chiều dài khoảng 25 đến 29cm, gần bằng chiều dài của một củ cà rốt lớn và nặng 300 – 500gam.
Vị giác có thể bắt đầu hình thành và mùi vị đầu tiên mà bé nếm được chính là nước ối của mình, một chút rất nhỏ đường có hòa tan trong nước ối được thực hành tiêu hóa trong hệ tiêu hóa. Điều thú vị vì là hương vị nước ối thay đổi theo thực phẩm mà mẹ ăn bên ngoài!
Tuy vậy, hầu hết các chất dinh dưỡng cho bé vẫn chủ yếu qua dây rốn, nhau thai. Tủy xương đi vào hoạt động và chính thức làm công việc cả cuộc đời là tạo ra các tế bào máu của bé.
[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]
Sự thay đổi của mẹ tuần thai 21
Sức khỏe ổn đinh giúp mẹ thư thái hơn, nhưng việc tăng cân cũng nhanh hơn, mẹ cần có cơ chế chăm sóc cho đôi chân của mình.
Bầu bụng to hơn và tăng trưởng liên tục khoảng 0,5 kg/ tuần khiến các bắp cơ chân bị quá tải. Cộng thêm việc tử cung chèn ép làm máu từ chân khó về tim được, ứ đọng lâu ngày gây giãn tĩnh mạch chân, phù chân nhẹ. Đôi chân của mẹ sẽ thường xuyên nhức mỏi, phù nhẹ đến trung bình.
Cách tốt nhất giúp mẹ hạn chế phù chân là kê cao chân khi ngồi hoặc khi ngủ, ngâm chân nước ấm và nhờ chồng xoa bóp chân, tập các bài tập co duỗi cổ chân khi phải ngồi nhiều.
Hiện tượng són tiểu cũng xảy ra ở hầu hết bà bầu giai đoạn này và đến khi sinh do sức ép của bé lên bàng quang khiến cơ bàng quang ít chủ động hơn. Những chiếc quần cotton thoáng sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ
Tăng cường vitamin B tự nhiên thông qua bữa ăn và đảm bảo lịch trình uống sắt bổ sung. Một thực đơn phong phú bao gồm đa dạng các loại thực phẩm từ rau củ, thịt cá, tôm cua… Mẹ không cần chú trọng nhất định loại thực phẩm nào nữa mà cần có một chế độ dinh dưỡng tổng hợp hơn.
Sắt, canxi và vitanin tổng hợp vẫn được duy trì cho đến thời điểm này. Sữa và trứng gà rất tốt cho mẹ và bé. Lưu ý lớn nhất là trứng phải được làm chín và sữa phải được thanh trùng để tránh nhiễm khuẩn.
Nhớ uống đủ nước nhé, giai đoạn này nước ối bắt đầu hình thành nhiều hơn, bé phát triển nhanh hơn, chuyển hóa nhiều hơn, vì vậy hãy đảm bảo 2000-2500ml/ngày.
Quá trình phát triển của bé tuần 21 ( Nguồn Babycenter )
Lưu ý: Mỗi em bé phát triển một chút khác nhau – thậm chí trong bụng mẹ. Thông tin của chúng tôi được thiết kế để cung cấp cho bạn một ý tưởng chung của sự phát triển của bé và để biết thêm cách chăm sóc bé một cách tốt nhất hãy liên hệ với Care With Love sẽ được hỗ trợ tận tình.
Lời khuyên
Tiếp tục ăn uống đúng cách và tập thể dục thường xuyên có thể làm cho mỗi ngày trên hành trình làm mẹ là một trải nghiệm tuyệt vời.
Chỉ cần chắc chắn rằng mẹ đã tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tham gia loại hình thể dục hiện tại, còn lại bạn hoàn toàn có. thể yên tâm tập luyện cho kỳ sinh nở.
Tại các lớp tiền sản được khuyến khích cho các bố và mẹ từ tháng thứ 7, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bố cách chăm sóc mẹ bé, nhận biết dấu hiệu chuyển dạ.
Cũng tại lớp học tiền sản, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách thở để giữ sức, rặn đúng lúc tiết kiệm sức…
Hãy xem xét tham gia một lớp tiền sản cho cả bố và mẹ để chuẩn bị cho việc sinh nở. Ngay cả bố cũng nên tới lớp học tiền sản, bởi tại đây, các bác sĩ sẽ cung cấp các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ rất hữu ích cho mẹ bé.
Thời gian này cũng rất lý tưởng cho việc mua sắm đồ dùng cho bé bao gồm quần áo sơ sinh, nôi cũi, bình sữa… bởi sức khỏe của mẹ ổn định, bụng bầu chưa quá nặng nề như 3 tháng cuối.
(Lược dịch theo Babycenter)
Các phương pháp chăm sóc bầu các mẹ có thể thực hiện tại nhà như:
[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]
HOTLINE: 0909568102 – 0838352127