Ở tuần 20 này các mẹ có thể cảm thấy đau bụng bởi những chuyển động của em bé trong bụng, nhưng lại rất thú vị đúng không nào. Cùng chúng tôi tìm hiểu những diễn biến của thai trong tuần thai này nhé!

Thai nhi ở tuần 20 phát triển ra sao

Em bé tích cực di chuyển hơn trong bụng bầu của mẹ và những cử động thai nhi rõ ràng hơn. Tuy nhiên, mẹ sẽ chưa thể cảm thấy đau bụng khi bé cử động.

Giờ đây, bé yêu đã dài tới 16cm và có cân nặng là khoảng 250 – 300g, khỏe mạnh và đầy hiếu động.

Bé trong tuần này chủ yếu di chuyển xung quanh và mẹ cảm nhận rất rõ ràng.

Da của bé phát triển dày hơn, hồng hào chứ không còn trong suốt bên dưới lớp vernix. Tóc và móng tay tiếp tục phát triển.

Các nơ-ron thần kinh vừa tiếp tục được sinh ra vừa liên tiếp bị chết đi. Cùng với đó, não bộ đã phân chia các trung khu thần kinh phụ trách các giác quan khác nhau.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

tuan-thai-thu-20

Cơ thể mẹ thay đổi thế nào?

Mẹ đã hết dần những mệt mỏi của thai kỳ, mẹ có nhu cầu cao hơn trong chuyện chăn gối với chồng và điều này hoàn toàn dễ hiểu dưới con mắt nghiên cứu sinh học.

Sự tăng cường của hormone estrogen các mạch máu hoạt động nhanh và mạnh hơn ở bầu ngực và cửa mình khiến mẹ cảm thấy có nhu cầu về sinh hoạt vợ chồng cao hơn. Mẹ và bố vẫn có những cơ hội này bởi em bé khá ổn định nhưng cần nhẹ nhàng thôi nhé.

Đáy của tử cung đã rất gần với rốn của mẹ và chiếm dần diện tích khoang bụng khiến những bước chân của mẹ nặng nề hơn.

Trong tuần thai thứ 20, bầu vú cũng bắt đầu tiết ra sữa non nhưng không nên nặn nó ra tránh gây ảnh hưởng tới quá trình tiết sữa và gây chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, đối với những mẹ có bầu vú căng đầy sữa (đang cho bé trước bú, sữa non nhiều) nên vắt sữa nhẹ nhàng bằng tay khi sữa đầy, tránh việc đọng sữa quá lâu dẫn đến áp xe vú.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ tuần thai thứ 20

Mẹ cần tăng cường vitamin B tự nhiên thông qua bữa ăn và đảm bảo lịch trình uống sắt bổ sung.

Chọn nhiều rau quả hơn trong mỗi bữa ăn, từ các loại thực phẩm này, mẹ sẽ có nguồn vitamin B tự nhiên, dễ hấp thụ, rất tốt cho hệ thần kinh em bé, thúc đẩy hoạt động hệ tiêu hóa. Nếu mẹ còn bị ợ nóng, hãy ăn thêm 1 quả chuối vào lúc bụng no hoặc ngang dạ.

Đảm bảo lượng sắt từ 30-60 mg/ngày để hệ tuần hoàn luôn diễn ra suôn sẻ, các loại rau củ có màu đỏ chứa nhiều vitamin A như: cà chua, cà rốt, táo…hữu ích cho bé. Tuy nhiên, với cà rốt, các mẹ có tiền sử về huyết áp thấp nên ăn ít do tính hàn của loại củ này.


Quá trình phát triển của bé tuần 20 ( Nguồn Babycenter )

 Lưu ý: Mỗi em bé phát triển một chút khác nhau – thậm chí trong bụng mẹ. Thông tin của chúng tôi được thiết kế để cung cấp cho bạn một ý tưởng chung của sự phát triển của bé.

 

Lời khuyên cho mẹ và bố

Giờ đây không chỉ có mẹ mà ngay cả bé cũng yêu thích việc được massage nhẹ nhàng, thích cùng mẹ tăng nhịp thở và nhịp tim qua những bài.

Mỗi người mẹ đều có những cách rất khác nhau để giao tiếp với bé. Đó có thể là hát, nghe nhạc, đọc sách rõ âm, hay tuyệt hơn là massage cơ thể. Tuy nhiên, việc masage bầu cần có những chú ý quan trọng, vì thế, mẹ cần được hướng dẫn từ huấn luyện viên.

Hãy thực hành những bài tập thể dục nhẹ nhàng để giải tỏa stress và tham gia các lớp học tiền sản thường xuyên nhé.

Hãy chú ý chăm sóc răng miệng trong thời gian mang thai, do sự suy giảm của canxi nên các bệnh về răng nướu dễ xảy ra hơn bao giờ hết.

Mẹ cần chăm sóc răng và nướu răng của cẩn thận và chu đáo hơn. Mẹ dễ bị viêm nướu răng (bị đỏ và sưng nướu răng) trong khi mang thai. Vì vậy, nên khám răng thường xuyên trong thời gian mang thai, nhưng tránh chụp X-quang nhé.

Bên cạnh đó, bé rất thích bàn tay ấm áp cùng giọng nói trầm của bố, đừng quên khuyên khích chồng cùng trò chuyện với bé.

(Lược dịch theo Babycenter)

 

Các phương pháp chăm sóc bầu các mẹ có thể thực hiện tại nhà như:

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

HOTLINE: 0909568102 – 0838352127