Mang thai tuần thứ 2

mang-thai-tuan-thu-2

Tuần thứ 2 thai nhi vẫn chưa thành hình

Dù đã ở tuần thứ 2 của thai kỳ nhưng điều thú vị là bé yêu của bạn vẫn có thể chưa được thụ tinh, cuối tuần thứ 2, điều kỳ diệu mong đợi sẽ đến.

Trong số các tế bào trứng đã lớn và chín ở tuần trước thường chỉ có duy nhất một trứng được rụng xuống vòi fa-lop (cũng có trường hợp rụng nhiều hơn, khi đó mẹ sẽ có thai đôi, thai ba…) các trứng đã chín mà không được rụng xuống sẽ dần dần bị tiêu đi trong buồng trứng của mẹ bé dưới tác dụng của hooc môn.

Giờ đây, kích thước của trứng đã rụng là 1/8mm, nhỏ hơn mức mà mắt thường có thể nhìn thấy nhưng đây cũng chính là tế bào lớn nhất trong cơ thể con người. Trứng chín sẽ di chuyển vào vòi fa-lop, là ống kết nối vòi trứng và tử cung. Trứng nằm đó và chờ tinh trùng để thụ tinh. Thời gian tồn tại của trứng chỉ là 12 – 24 giờ thôi các mẹ à.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

 

Cơ thể mẹ thay đổi thế nào ở tuần thai thứ 2

Theo nghiên cứu thời điểm trứng rụng là thời điểm lý tưởng nhất để giao hợp và đưa tinh trùng vào tử cung người mẹ. Ngày rụng trứng thường là ngày giữa của chu kỳ vì thế nếu chu kỳ là 30 ngày thì trứng sẽ rụng ở ngày thứ 16.

Lúc này, lớp vách bên trong tử cung đang phát triển và dày thêm để chuẩn bị nuôi dưỡng em bé. Đây cũng là lúc các hooc-môn sinh dục như estrogen và progesteron hoạt động mạnh, làm nhiệt độ cơ thể mẹ bé tăng lên chút ít.

Các nang lông mềm mại trong ống dẫn trứng cũng không ngừng dao động nhịp nhàng đẩy trứng ở vòi fa-lop di chuyển dần về tử cung. Trong khi đó, hàng trăm tinh binh tiếp cận và chỉ duy nhất 1 chiến binh xuất sắc phá vỡ lớp màng nguyên sinh, vào được bên trong kết hợp cùng trứng. Thông thường, trứng sẽ được thụ tinh tại ống dẫn trứng, khi này mầm sống chính thức bắt đầu.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ như thế nào?

Với một hành trình dài suốt 9 tháng 10 ngày từ một tế bào đơn lẻ thành một em bé sơ sinh khỏe mạnh cần nguồn năng lượng và dinh dưỡng vô cùng lớn các mẹ à”

Bất cứ lúc nào chuẩn bị để mang thai, mẹ bé đều cần bổ sung sắt, axit folic, canxi và một số muối khoáng, vitamin cho cơ thể.

Cân bằng 5 nhóm thực phẩm có chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, và khoáng chất có trong các thực phẩm rất phong phú hàng ngày.

Có một gợi ý cho các mẹ nè! Hãy chia khay ăn thành 4 phần, hai phần gồm các loại rau củ quả và một phần tinh bột (cơm, bún, khoai,…) và một phần là đạm (thịt, cá, trứng,…). Đây là cách dễ nhất để mẹ bé ước lượng nguồn dinh dưỡng hàng ngày của mình khi mang bầu em bé đấy!

Thai kỳ có thể là một yếu tố khởi động các rối loạn về chuyển hóa, ví dụ như đái tháo đường thai kỳ,… nên việc hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và đồ ăn vặt giúp phòng ngừa và giảm nhẹ các rối loạn này. Hơn nữa, ăn uống hợp lý còn giúp bé phát triển đồng đều, tránh tình trạng “bổ mẹ mà không bổ con”.

Lời khuyên cho mẹ khi thai 2 tuần tuổi

Tập thể dục đều đặn mang lại sức khỏe và điều này còn có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của quá trình thụ tinh diễn ra bên trong cơ thể mẹ nữa nhé”.

Những môn thể thao hay các câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ mà mẹ bé đang theo tập rất hữu ích để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai và cần thiết cho mẹ bé lúc này.

Giữ tinh thần của cả mẹ và bố thật thoải mái với những buổi dạo bộ trong công viên lãng mạn và hạnh phúc.

Viên vitamin tổng hợp trước sinh cung cấp đầy đủ vi chất để đảm bảo rằng mẹ bé đang nhận được các vitamin và khoáng chất đúng với nhu cầu. Viên vitamin tổng hợp trước khi sinh thường chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất riêng lớn hơn như axit folic và sắt, đặc biệt tốt để đáp ứng các nhu cầu của phụ nữ mang thai đấy mẹ nhé!” Vì chế độ cũng như thói quen ăn uống của mỗi người khác nhau, nên việc bổ sung các vi chất này cũng phụ thuộc vào mức độ thiếu của mỗi người. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong lần khám thai đầu tiên để được tư vấn và kê toa hợp lý nhé.

Bé yêu là sự kết hợp hoàn hảo của cả bố và mẹ, để tạo điều kiện tốt nhất cho việc thụ tinh, bố cũng cần chuẩn bị các tinh binh khỏe mạnh và chọn đúng thời điểm nữa. Trứng của mẹ chỉ sống được 12 – 24 giờ để chờ thụ tinh thôi, còn tinh binh của bố cần từ 90 – 120 phút để có thể bơi từ cổ tử cung lên tới vòi trứng nhé!

Các phương pháp chăm sóc bầu các mẹ có thể thực hiện tại nhà như:

Massage bau thu gian giam dau nhuc
Massage bầu thư giãn, giảm đau nhức
Cach massage cham soc da mat me bau
Cách massage chăm sóc da mặt mẹ bầu

Mang thai tuần thứ 41

Mang-thai-tuan-thu-41

Đã là tuần thứ 41 kể từ ngày bạn bắt đầu cảm nhận được sự xuất hiện của sinh linh nhỏ bé trong bụng, khiến bạn thực sự cảm thấy lo lắng khi em bé của bạn bướng bỉnh mãi không chịu chào đời.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

Thay đổi ở thai nhi tuần thứ 41

Lúc này em bé của bạn có chiều dài khoảng 50 cm cân nặng khoảng 3,2 kg. Ở tuần này, bé vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển trong bụng mẹ. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng không nhanh, và không có khác biệt nhiều so với những tuần trước.

Mẹ có thể đang nghĩ em bé khi chào đời chắc hẳn rất mập mạp vì bé còn được ở trong bụng mẹ thêm 1 tuần nữa mà. Nhưng không hẳn như thế đâu mẹ nhé. Thông thường bé sẽ không mập mạp hơn lắm đâu.

thai-ky-tuan-41(12)

Ngoài ra, đầu của bé vẫn còn chưa cứng lại, không được tròn trịa, giống hình chóp để thích ứng với ngã ba âm đạo rất hẹp của mẹ khi chào đời nữa. Làn da của bé trông vẫn còn nhăn nheo và có màu hơi bạc bạc. Nhưng bạn đừng lo lắng vì đây là những dấu hiệu rất bình thường.

Bộ phận sinh dục của bé khi vừa sinh có thể lớn hơn những trẻ sinh ở tuần thứ 39-40 do ảnh hưởng bởi các hooc mon trong cơ thể. Khi chào đời bé vẫn phát triển bình thường giống như những trẻ khác. Ngoài ra còn có hiện tượng rỉ ra một ít sữa ở đầu vú của bé nhưng đây là hiện tượng tự nhiên vì nó sẽ mất đi vài ngày sau đó.

 

Thay đổi ở mẹ khi mang thai tuần thứ 41

Đến tuần này, bạn không còn thấy mình tăng cân như trước nữa. Ngược lại do tâm lý lo lắng về em bé trong bụng, bé đã quá tuổi thai hay chưa, có gì bất thường xảy ra với bé không… khiến một số người còn bị giảm cân nhẹ. Tuy nhiên việc giảm cân này cũng không hẳn là xấu đối với tình hình sức khỏe của mẹ. Đó có thể là dấu hiệu của việc chuyển dạ trong vài ngày sắp tới.

 

 

Quá trình chuyển dạ tuần 41 ( Nguồn Babycenter )

 

Lưu ý: Mỗi em bé phát triển một chút khác nhau – thậm chí trong bụng mẹ. Thông tin của chúng tôi được thiết kế để cung cấp cho bạn một ý tưởng chung của sự phát triển của bé.

Lúc này bé đang nằm sát vùng xương chậu của mẹ, chèn ép gây khó chịu cho bàng quang. Do đó bạn cũng phải thường xuyên đi vào nhà vệ sinh hơn. Nhưng đến tuần này bạn đã cảm thấy dễ thở hơn nhiều do các áp lực lên cơ hoành giảm đi rất nhiều.

Tử cung của bạn đang mềm ra, trở nên dẻo dai và đàn hồi hơn trước, sẵn sàng cho ngày lâm bồn. Bên cạnh đó, việc tiết nhiều dịch nhầy ở âm đạo cũng là dấu hiệu cho ngày chuyển dạ đang tới gần.

Bạn không nên lo lắng quá, đừng tạo tâm lý mệt mỏi khi mang thai quá lâu vì cũng có rất nhiều phụ nữ ở trong trường hợp như bạn. Nếu bạn thực sự rất lo lắng và không thể nào ngăn được trong thời gian dài, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ có nên dùng các thủ thuật kích thích đẻ trong tuần này không nhé.

 

 

Các mẹ bầu có thể tham khảo các dịch vụ chăm sóc tại nhà:

 

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

HOTLINE: 0909568102 – 0838352127

Mang thai tuần thứ 40

Mang-thai-tuan-thu-40

Care With Love thật hạnh phúc cùng các mẹ và em bé bước đến tuần thứ 40 của thai kì. Chắc chắn đây là những ngày hồi hộp và hạnh phúc nhất của các bố mẹ chuẩn bị chào đón em bé mong chờ suốt 9 tháng qua. Hãy chuẩn bị thật kỹ những món đồ dùng cho em bé, các đồ dùng cho mẹ cùng với sự hỗ trợ từ các điều dưỡng viên chăm sóc mẹ và bé ngay từ phòng sinh của Care With Love.

Continue reading

Mang thai tuần thứ 39

Mang-thai-tuan-thu-39-100

Mang thai tuần thứ 39 là giai đoạn em bé của bạn đã khá sẵn sàng cho một cuộc cạn của mẹ để đón chào cuộc sống độc lập mới. Trong khi đó các mẹ bầu hãy nhớ chuẩn bị cho các công việc chăm sóc em bé tại viện hay về nhà khi mà bản thân chưa hồi phục sức khỏe

Continue reading

Mang thai tuần thứ 38

Mang-thai-tuan-thu-38-100

Em bé của bạn đã phát triển hoàn chỉnh. Cân nặng khoảng 2,9 kg và dài hơn 47cm (như tỏi tây). Các cơ quan đã trưởng thành và đã sẵn sàng chào đời. Khoảng thời gian này, đầu thai nhi thường hướng xuống hõm xương chậu trước.

Continue reading