Đau lưng ở bà bầu

Care with Love – Khoảng 50% bà bầu bị đau lưng khi mang thai nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Đau thường khu trú ở vùng thắt lưng và khớp cùng chậu, ít hoặc không lan. Những phụ nữ đau lưng trước khi hoặc trong khi mang thai có nhiều khả năng sẽ tiếp tục đau lưng sau khi sinh. Việc thừa cân sau sinh cũng làm tăng nguy cơ đau hơn. Vậy nguyên  nhân từ đâu và cách nào giúp giảm đau lưng ở bà bầu.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

20120910083124_1_zps638f00a6

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau lưng ở bà bầu

– Do bệnh: Đôi khi chứng đau lưng có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân. Nguyên nhân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của bạn đã bị giảm chức năng. Sự kiệt sức tổng thể cũng như căng thẳng khi bạn chăm sóc trẻ sơ sinh cả ngày cũng có thể làm cho tình trạng này khó phục hồi những cơn đau nhức sau khi sinh con, bao gồm đau lưng.

– Vị trí thai nhi: Điều này có thể gây nên những cơn đau lưng vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ. Khi mang bé yêu trong bụng, chính lưng bạn là đối tượng phải gánh tất cả trọng lượng của bé. Để chịu được toàn bộ trọng lượng này, lưng của bà bầu bắt buộc phải cong về phía trước. Bé yêu càng phát triển, bụng bà bầu càng to và nặng hơn trong khi nửa người phía trên lại ngả về sau, dẫn đến lưng phải cong về phía trước nhiều hơn và ngày càng mỏi hơn. Càng gần đến ngày sinh (khoảng từ tháng thứ 5 trở đi), những cơn đau lưng  sẽ ngày càng gia tăng và “tấn công” bà bầu vào lúc cuối ngày, khi cơ thể bà bầu đã mệt nhoài. 

– Các cơ vùng bụng bị yếu đi: Lúc chưa mang thai, các cơ vùng bụng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi bà bầu muốn gập người lại, nhặt một đồ vật dưới đất… Trong khoảng thời gian mang bầu, các cơ này hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên. Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép. Một số bà bầu trong lần mang thai thứ hai thường cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng. Đó là vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.

– Ngồi sai tư thế: Đa số các bà bầu ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.  Mặt khác, nhiều bà mẹ trẻ vô tình làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi ngồi cho con bú không đúng cách, điều này làm căng cơ cổ và cơ lưng khi bạn nhìn xuống.

Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Nếu đứng, ngồi sai tư thế liên tục thì khả năng đau lưng ở bà bầu càng lớn hơn; bà bầu sẽ cảm nhận những cơn đau lưng rõ nét hơn khi bạn nhấc một vật nặng hoặc thực hiện những động tác xoắn lưng.

– Thay đổi hormone thai nghén: việc thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống. Progesterone ( hormone thai nghén) khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão”. Thỉnh thoảng, nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng. Đây chỉ là một khó chịu nhỏ của hormone thai nghén bởi vì, loại hormone này giữ vai trò khiến khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt. Như thế, khung xương chậu mới trở thành “không gian” nâng đỡ và hỗ trợ quá trình chuyển dạ thành công. Khi dây chằng nhão nó khiến cho bà bầu cảm thấy kém ổn định hơn và gây đau khi đi, đứng, ngồi trong thời gian dài, hoặc nằm trên giường, ngồi ghế thấp, bồn tắm cúi xuống hay nâng vật gì đó.

 

1289357943_011109gt26_zps163bf8ce

 
Bí quyết khắc phục tình trạng đau lưng ở bà bầu

Bà bầu phải bảo vệ lưng khi mang thai, dưới đây là một số lưu ý giúp bà bầu bảo vệ lưng của mình khi mang thai:

 

-Tránh nâng vật nặng: Khi dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn thì bà bầu cũng dễ bị tai nạn hơn. Nếu bà bầu nâng hay mang vác bất kỳ vật gì, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống và chớ có vặn người.

 

-Mang giày bệt: Một số bà bầu chỉ cảm thấy thoải mái với giày bệt. Trong khi số khác lại cần gót cao một chút để giảm áp lực cho lưng. Nhìn chung, khi lưng bạn ngày càng có xu hướng thẳng ra thì giày gót cao sẽ góp phần làm tình trạng này thêm trầm trọng. Vì thế giày bệt sẽ hỗ trợ lưng tốt hơn.

 

-Chú ý tới dáng điệu: Khi đứng, hãy tưởng tượng rằng bạn được đo chiều cao, tức là tư thế đứng thẳng khi dựa sát vào tường, sao cho lưng và đầu thẳng hàng chạm vào tường. Căng cơ hông và cơ bụng cũng giúp lưng dễ chịu hơn.

– Nghiêng hông: Cũng có thể giúp giảm thiểu tình trạng đau lưng

 

– Ngồi đúng: Khi à bầu ngồi, hãy đảm bảo là lưng luôn được nâng đỡ. Luôn đặt 1 gối nhỏ có hình cây xúc xíc ở phía sau thắt lưng hoặc ngồi trên gối lõm hay có hình chữ D. Ngồi ghế tựa dành cho bàn ăn cũng sẽ giúp bảo vệ lưng tốt hơn là ngồi ghế mềm hay sofa vì lưng luôn được giữ thẳng. Nếu bị đau thắt lưng hãy tập động tác nghiêng hông 5 – 10 lần sau mỗi 10 – 15 phút khi bạn ngồi. Nếu ngồi lâu, hãy đứng dậy và đi lại loanh quanh một chút sau mỗi 20 phút.

 

– Massage: Các động tác massage dành cho lưng giúp lưng bà bầu thư giãn hơn. Bà bầu có thể liên hệ gói trị liệu dành riêng cho bà bầu tại nhà của Care with love để giảm các cơn đau lưng ở bà bầu

 

Một số động tác tập luyện tập sau:

 

Khởi động:Trước khi tập, bạn hãy đi lại trong phòng vài phút và thực hiện 2 – 3 động tác thở.

 

Thác nước: Đứng thẳng, hít vào. Hướng lên trên căng toàn bộ cột sống. Trong lúc thở ra, cong lưng từ từ, đưa vai vào trong, tay hướng về đầu gối từ từ trượt trên đùi. Cúi đầu xuống, tựa cằm vào ngực. Cố gắng cúi về phía trước tối đa, tiếp tục đưa tay xuống dưới. Uốn cong phần ngực của cột sống, đưa bả vai lên trên. Tiếp theo hít vào, từ từ đứng thẳng lại, thẳng lưng. Duỗi từ từ từng cột sống một, đưa đầu và cổ về tư thế ban đầu. Đứng thẳng, hít vào thở ra bình tĩnh vài lần. Hãy lập lại bài tập này từ 3 – 4 lần.

Núi: Hãy vào tư thế bò xổm tựa bằng đầu gối và khuỷu tay. Hãy hạ vai xuống để xương chậu cao hơn hẳn. Đặt đầu lên cánh tay. Có thể dùng gối, khi đó thì để tay hướng về phía trước hoặc dọc theo thân. Quay đầu về bên hoặc tựa trán. Xương chậu và đùi cần nằm trên một đường vuông góc với nền nhà. Thả lỏng toàn bộ phần trên cơ thể. Hãy quan sát lưng: lưng không được cong. Giữ nhịp thở đều. Bài tập kéo dài 1 – 2 phút.

 

Chú ý: Bài tập “núi” không nên thực hiện sau tuần thứ 34 – 35 mang thai.

 

Mèo tốt/ mèo xấu: Hãy vào tư thế bò xổm tựa lên đầu gối và bàn tay. Cúi đầu xuống và thả lỏng cổ. Khi hít vào cong tối đa ở phần hông và ngực. Nhấc đầu lên một tí, ngửa ra sau gáy. Đừng ép chặt vai, ngược lại, hãy ưỡn chúng rộng ra. Luôn hướng bụng về phía nền nhà. Thở ra, trở về tư thế ban đầu.

 

6-cach-don-gian-giup-ba-bau-danh-bay-chung-dau-lung-_zps1cf3dc4b

 Dù bạn bắt đầu bằng bài tập nào thì cũng cần lắng nghe cơ thể bạn. Nếu một vị trí hoặc hoạt động nào khiến bạn khó chịu thì hãy dừng lại ngay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý rằng, khi bế bé hay nâng vật nặng thì hơi cong chân để giảm áp lực lên cột sống.

 

Sau khi sinh,  chú ý đến tư thế cho con bú. Khi đứng, bạn nên đứng thẳng và khi cho bé bú thì nên ngồi thẳng lưng, kể cả khi cho bé bú bình hay làm vệ sinh. Khi ngồi nên đặt chân trên một chiếc ghế nhỏ. Ngồi trên những chiếc ghế mềm mại thoải mái có tay vịn và lót một chiếc gối sau lưng. Cho bé bú ở nhiều tư thế khác nhau, bế bé sát vào người hơn là để xa.

Nếu tình trang đau lưng ở bà bầu tăng lên hoặc kéo dài không khỏi, bạn nên tới gặp các Bs chuyên ngành Xương- khớp- Cột Sống để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 

CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng.  Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

HOTLINE: 0909568102

ĐIỆN THOẠI: 0838352127 – EXT: 101